Ký sự “Hành trình Người đi tìm lửa”

Nhìn lại lịch sử mới thấy hết công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với ngành Dầu khí Việt Nam. Người vừa nhìn thấy tiềm năng dầu khí của đất nước, vừa là người đặt nền móng để tạo dựng ngành từ con số 0. Chủ tịch Hồ Chí Minh là “người đi tìm lửa” đầu tiên, mở đường, soi rọi cho các thế hệ ngành Dầu khí Việt Nam tiến lên phía trước để chinh phục đại dương, khai thác tài nguyên cho đất nước, vì mục tiêu cao cả mà Người cả đời đã dấn thân vì nước vì dân. Đó là mong đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn…

Ký sự “Hành trình Người đi tìm lửa”: Tập 1 – Dấu chân phía trước
Nhìn lại lịch sử mới thấy hết công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với ngành Dầu khí Việt Nam. Người vừa nhìn thấy tiềm năng dầu khí của đất nước, vừa là người đặt nền móng để tạo dựng ngành từ con số 0. Chủ tịch Hồ Chí Minh là “người đi tìm lửa” đầu tiên, mở đường, soi rọi cho các thế hệ ngành Dầu khí Việt Nam tiến lên phía trước để chinh phục đại dương, khai thác tài nguyên cho đất nước, vì mục tiêu cao cả mà Người cả đời đã dấn thân vì nước vì dân. Đó là mong đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn…

Ký sự “Hành trình Người đi tìm lửa”: Tập 2 – Từ những khoan trường đầu tiên
Giếng khoan thông số đầu tiên GK-100 và dòng khí đầu tiên phun lên từ giếng khoan GK-61 là kết quả của rất nhiều năm tháng kiếm tìm dầu khí, là kết quả của cuộc trường chinh “đi tìm lửa” trong lòng đất. Kết quả này chứng minh tầm nhìn xa trông rộng và ước nguyện của Bác Hồ về ngành Dầu khí Việt Nam từ 16 năm trước khi Người tới thăm khu công nghiệp dầu khí Baku.

Ký sự “Hành trình Người đi tìm lửa”: Tập 3 – Ngọn đuốc đầu tiên trên biển Đông
Bạch Hổ là cái tên quá đỗi thân quen với những người làm dầu khí nói riêng và một bộ phận người Việt Nam nói chung. Nhưng ít ai biết rằng, Bạch Hổ, mỏ dầu chủ lực quyết định thành – bại của ngành Dầu khí Việt Nam, được tìm thấy từ trước ngày 30/4/1975. Nhìn ra Biển Đông, Việt Nam có thềm lục địa rộng lớn, nhiều người biết chắc chắn nơi ấy có tài nguyên dầu khí… Khi cuộc chiến tranh thống nhất đất nước gần đến hồi kết, các công ty dầu quốc tế rút lui, Bạch Hổ nằm yên dưới đáy biển suốt hơn một thập niên đã bùng lên với bao bí mật chưa kể…

Ký sự “Hành trình Người đi tìm lửa”: Tập 4 – Định danh trên bản đồ dầu khí thế giới
Không một ai có mặt trong sự kiện ngày 06/9/1988 có thể quên được khoảnh khắc sẽ khắc ghi suốt cuộc đời họ. Những tấn dầu khai thác được trong tầng đá móng nứt nẻ đã “cứu” xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro nói riêng và cả kinh tế Việt Nam lúc bấy giời nói chung. Việc phát hiện dầu trong tầng đá móng granite trước Đệ Tam tại mỏ Bạch Hổ là một thành tựu nổi bật nhất, một đóng góp to lớn cho khoa học dầu khí, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc nhận định và đánh giá mới về tiềm năng dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam.

Ký sự “Hành trình Người đi tìm lửa”: Tập 5: Vietsovpetro – mệnh lệnh từ trái tim
Con đường lịch sử 40 năm đã ghi dấu chân của những người làm dầu khí Vietsovpetro từ những ngày đầu gian khó, những thời điểm thách thức giới hạn của niềm tin, của lập trường, của những định hướng cho tương lai Vietsovpetro đến những niềm vui vỡ òa khi tìm thấy dòng dầu đầu tiên và liên tiếp những triệu tấn dầu được khơi lên từ dòng đất Mẹ.

Ký sự “Hành trình Người đi tìm lửa”: Tập 6 – Chuyện đưa khí vào bờ
Dầu khí – nguồn tài nguyên hoá thạch cần phải được tìm kiếm, quản lý, khai thác và sử dụng một cách hiệu quả nhất. Khí đồng hành từ các mỏ dầu và những mỏ khí mới được phát hiện với tiềm năng dồi dào đã và đang củng cố sự vững mạnh nền công nghiệp khí Việt Nam.

Ký sự “Hành trình Người đi tìm lửa”: Tập 7 – Viên gạch đầu tiên của công nghiệp hóa dầu Việt Nam
Đảm bảo an ninh năng lượng là nhiệm vụ đầu tiên, tiên quyết của ngành dầu khí thì góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước cũng là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của ngành Dầu khí. Đạm Phú Mỹ ra đời đã đáp ứng gần 40% nhu cầu phân đạm của cả nước, góp phần giảm đáng kể sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu, giảm các cơn sốt do tình trạng đầu cơ và các ảnh hưởng bên ngoài gây nên, góp phần ổn định thị trường trong nước, giúp cho nguồn vật tư đầu vào sản xuất nông nghiệp được ổn định, vị thế của nông sản Việt Nam được nâng cao.

Ký sự “Hành trình Người đi tìm lửa”: Tập 8 – Cây xương rồng bên vịnh Dung Quất
Cho đến ngày hôm nay, có lẽ câu chuyện được nhiều người quan tâm và cũng hoài nghi nhiều nhất về dự án nhà máy lọc dầu số 1 này, chính là xoay quanh câu hỏi: Tại sao lại là miền Trung? Tại sao lại là Quảng Ngãi, là Dung Quất? Trong khi biết bao vị trí khác thoạt nhìn đắc địa và đạt được hiệu quả kinh tế trước mắt…

Ký sự “Hành trình Người đi tìm lửa”: Tập 9 – Cụm công trình trọng điểm cuối trời Nam
Với mục tiêu thay đổi căn bản kinh tế xã hội của một vùng đất còn nhiều tiềm năng, tận dụng nguồn tài nguyên quý giá từ những mỏ khí nơi chồng lấn giữa Việt Nam – Malaysia, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhiều thế hệ người Dầu khí đã quyết tâm triển khai sử dụng nguồn khí để sản xuất điện, đạm phục vụ nhu cầu trong nước, tạo sức bật quan trọng cho vùng cực nam của Tổ quốc.

Ký sự “Hành trình Người đi tìm lửa”: Tập 10 – Những chiến binh biển
Công tác thăm dò, khai thác dầu khí vốn đã gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam, từ dấu ấn của những thế hệ người đi tìm lửa đầu tiên trên khắp ruộng đồng, bãi bồi đồng bằng Bắc Bộ, cho đến thềm lục địa Việt Nam. Những chuyên gia Liên Xô thế hệ trước vẫn gọi họ là những nhà thám hiểm. Sau này, những người làm công tác thăm dò, khai thác dầu khí tiến ra biển và rồi đã góp phần định danh Việt Nam trên bản đồ dầu khí thế giới. Họ đã vượt những thách thức của lòng đất, lòng biển ra sao. Đã làm thế nào để xứng đáng với lòng tin của cả 1 tập thể và với cả đất nước mình khi mang trên vai trọng trách, đôi khi không thể nói thành lời.

Ký sự “Hành trình Người đi tìm lửa”: Tập 11 – Kỳ tích trên biển Đông
12 năm về trước, có một dự án ra đời – thách thức trí tuệ, sức lao động, thách thức cả sức chịu đựng và niềm tin của người làm dầu khí Việt Nam. Đó là dự án Biển Đông 01 với cụm giàn khai thác Hải Thạch – Mộc Tinh, một trong những công trình dầu khí xa bờ nhất, lớn nhất do người Việt Nam thiết kế, chế tạo, lắp đặt và vận hành.

Ký sự “Hành trình Người đi tìm lửa”: Tập 12 – Người dầu khí hiện thực hóa giấc mơ cơ khí chế tạo
Hơn 30 năm trước, để phục vụ việc thăm dò, khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ, Liên doanh Việt – Nga (Vietsovpetro) phải di chuyển chân đế giàn khoan từ Baku (Azerbaijan) sang lắp đặt ngoài khơi Bà Rịa – Vũng Tàu; hôm nay ngành Dầu khí Việt Nam đã tự chế tạo, lắp đặt, vận hành các giàn khoan thăm dò, khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam. Bên cạnh đó, những sản phẩm cơ khí dầu khí còn được xuất khẩu ra thế giới, góp phần mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

Ký sự “Hành trình Người đi tìm lửa”: Tập 13 – Khát vọng người thợ khoan
Trong các tập ký sự trước, chúng tôi đã từng kể các bạn nghe về kỳ tích trên biển Đông – Dự án Biển Đông 01, với cụm mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh. Những người thợ khoan của PV Drilling cũng đã góp phần làm nên lịch sử của kỳ tích ấy. Hải Thạch – Mộc Tinh thuộc vùng nước sâu 145m, điều kiện địa chất phức tạp không chỉ nhất Việt Nam mà còn thuộc hàng hiếm trên thế giới. Trong bối cảnh đó, không có bất cứ một giàn khoan nào trên thế giới có thể đáp ứng được điều kiện nhiệt độ – áp suất cao của vùng mỏ này.

Ký sự “Hành trình Người đi tìm lửa”: Tập 14 – Mang chuông đi đánh xứ người
Không có những cuộc ra quân rầm rộ, vậy nên không nhiều người trong chúng ta biết đến những bước đi gian khổ trong công cuộc tìm dầu để làm giàu cho Tổ quốc của đội quân dầu khí. Từ những nhà “thám hiểm”, họ trở thành những “chiến binh biển”, và trong 6 thập kỷ đồng hành cùng dân tộc, đội quân ấy giờ đã vượt ra khỏi biên giới, với hành lý là khát vọng làm giàu, đảm bảo an ninh năng lượng lâu dài cho quốc gia.

Ký sự “Hành trình Người đi tìm lửa”: Tập 15 – Khi người dầu khí làm điện
Khi những người dầu khí đi làm điện, câu chuyện đã không chỉ dừng lại ở việc sản xuất những sản phẩm ngoài dầu khí. Đó là câu chuyện chưa từng có tiền lệ về một lĩnh vực trước đó vẫn là độc quyền, là câu chuyện của sự cạnh tranh minh bạch, cũng là khi người dầu khí viết tiếp những trang sử về phát huy sức mạnh nội lực, bản lĩnh, dám đương đầu thử thách, để rồi góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo an ninh kinh tế, an ninh năng lượng cho đất nước.

Ký sự “Hành trình Người đi tìm lửa”: Tập 16 – Ngang dọc đại dương
Câu chuyện của đội quân dầu khí khi khăn gói ra biển giữa thập niên 70 của thế kỷ trước đã đánh dấu một cuộc trường chinh, thể hiện khát vọng của người Dầu khí, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử Ngành Dầu khí Việt Nam. Lịch sử đã đặt trên vai những con người ấy một sứ mệnh mới để làm giàu cho Tổ quốc.

Ký sự “Hành trình Người đi tìm lửa”: Tập 17 – Thành phố Dầu khí
Ngay sau khi hòa bình lập lại, đội quân dầu khí khăn gói vào Nam, với nhiệm vụ xây dựng nền công nghiệp dầu khí đồng bộ từ thăm dò, khai thác đến chế biến dầu khí. Vũng Tàu từ một vùng đất ven biển hoang vu, từ con số 0, đã trở thành thủ phủ của ngành dầu khí từ những năm tháng đó.

Ký sự “Hành trình Người đi tìm lửa”: Tập 18 – Hành trình mùa xuân từ những giếng dầu
Để có thành quả ngày hôm nay, chúng ta không thể quên những ngày tháng cũ, những thế hệ đầu tiên của những người đi tìm lửa, những con người đã trở thành lịch sử, nhưng họ đã đặt những trang viết đầu tiên của lịch sử 60 năm ngành dầu khí đồng hành với lịch sử đất nước, dân tộc Việt Nam. Đó chính là văn hóa PETROVIETNAM.

Ký sự “Hành trình Người đi tìm lửa”: Tập 19 – Khi là người dầu khí
Năm tháng cứ thế đi qua, những buồn vui cũng theo đó mà thành lịch sử. Nhưng không vì thế mà chúng ta có quyền lãng quên. Ký sự “hành trình người đi tìm lửa” là nơi chúng ta có thể gặp lại và nhớ ghi, để hiểu hơn, cảm thông và chia sẻ nhiều hơn với những thế hệ đã cháy hết mình cho những năm tháng gian lao, với duy nhất sứ mệnh: tìm dầu để làm giàu cho Tổ quốc.

Ký sự “Hành trình Người đi tìm lửa”: Tập 20 – Phải giong buồm đi tiếp
Lịch sử hào hùng bồi đắp cho truyền thống của ngành Dầu khí Việt Nam, là nền móng vững chắc cho các thế hệ sau tiếp tục phát triển. Giai đoạn nào cũng vậy, thực tế luôn đặt ngành Dầu khí vào những thử thách. Điều này càng quan trọng hơn khi dầu khí là ngành kinh tế kỹ thuật đóng góp hàng đầu cho nền kinh tế. Thành công hay thất bại của ngành Dầu khí tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng hay sụt giảm nền kinh tế Việt Nam. Xác định được điều đó, lãnh đạo Đảng, Nhà nước các thời kỳ đều quan tâm đặc biệt đến ngành Dầu khí và luôn chỉ đạo sâu sát để Ngành có những bước ngoặt đáng tự hào.