Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) thông báo tổ chức khóa đào tạo “Đảm bảo tính toàn vẹn và kéo dài tuổi thọ cho các chân đế giàn khoan và các đường ống ngầm sử dụng phương pháp bảo vệ cathode“. Khóa học này được thiết kế để cung cấp kiến thức chuyên môn sâu về quá trình ăn mòn bên ngoài đối với các công trình dầu khí ngoài khơi, phương pháp bảo vệ chống ăn mòn bên ngoài đối với các công trình biển và các phương pháp kéo dài tuổi thọ cho các chân đế giàn khoan và đường ống ngầm hiện hữu.

I. NỘI DUNG ĐÀO TẠO

     1. Khái niệm về quá trình ăn mòn bên ngoài đối với các công trình dầu khí ngoài khơi

  1. Các phương pháp bảo vệ chống ăn mòn bên ngoài đối với các công trình biển
  1. Phương pháp kéo dài tuổi thọ cho các chân đế giàn khoan và đường ống ngầm hiện hữu
  1. Các kết quả thực tế – Trao đổi và thảo luận
  2. Giảng viên: PGS.TS. Nguyễn Thị Lê Hiền
    Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn và đánh giá ăn mòn, đảm bảo tính toàn vẹn cho các công trình dầu khí ngoài khơi.

II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, HỌC PHÍ:

Để biết thêm thông tin chi tiết và đăng ký, xin vui lòng liên hệ:
Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao Công nghệ – Viện Dầu khí Việt Nam
Tầng 2, 167 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 024.37823250/ 0989099660 (Mrs. Lê Thị Thành)
Email: ctat@vpi.pvn.vn

Ngày 17/4/2024, Viện Dầu khí Việt Nam có Thông báo số 1911/TB-VDKVN về việc tuyển sinh đào tạo tiến sĩ đợt 1 năm 2024, với chỉ tiêu xét tuyển là 3 nghiên cứu sinh chuyên ngành Kỹ thuật dầu khí (9520604) và 3 nghiên cứu sinh chuyên ngành Kỹ thuật hóa học (9520301).

Khu vực triển khai thử nghiệm công nghiệp hóa phẩm nâng cao hệ số thu hồi dầu VPI SP tại mỏ Bạch Hổ.

Thời gian đào tạo 3 năm tập trung đối với nghiên cứu sinh có bằng Thạc sĩ và 4 năm tập trung đối với nghiên cứu sinh có bằng Đại học (loại giỏi). Kinh phí cho thời gian đào tạo chính thức là 236.000.000 đồng (chưa bao gồm chi phí đăng bài báo, thực tập ở nước ngoài và chi phí thực nghiệm).
Các ứng viên có thể đăng ký học bổng VPI ngay từ khi nộp hồ sơ xét tuyển: (1) Học bổng loại 1 có giá trị tương đương 100% mức học phí và chi phí hỗ trợ theo hình thức thuê khoán chuyên môn để thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ của VPI; (2) Học bổng loại 2 có giá trị tương đương 100% mức học phí.
Hướng nghiên cứu chuyên sâu được cấp học bổng chuyên ngành Kỹ thuật dầu khí gồm: Cấu trúc – kiến tạo và phân tích bể trầm tích; Môi trường trầm tích, cổ địa lý tướng đá, mô hình hệ thống dầu khí của các bể trầm tích; Ứng dụng AI, ML trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác; Ứng dụng AI, ML phục vụ phân tích, minh giải tài liệu địa chất, địa vật lý trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò dầu khí; Ứng dụng AI, ML trong lĩnh vực khai thác dầu khí; Nghiên cứu các phương pháp xử lý số liệu địa chất, địa vật lý; Các giải pháp tối ưu khai thác và nâng cao hệ số thu hồi; Nghiên cứu ứng dụng công nghệ, kỹ thuật thăm dò, khai thác dầu khí vào vận chuyển, tàng trữ và giám sát quá trình tàng trữ CO2 trong các thành tạo địa chất; Nghiên cứu áp dụng tổ hợp các phương pháp phân tích, minh giải tài liệu địa chất, địa vật lý để giải quyết các bài toán địa chất cụ thể; Lưu giữ khí hydrogen trong môi trường lỗ hổng: Lựa chọn và mô tả vỉa chứa, mô hình hóa dưới đất; Nghiên cứu địa kỹ thuật trầm tích đáy biển phục vụ triển khai điện gió ngoài khơi và các dự án năng lượng tái tạo trên biển…
Hướng nghiên cứu chuyên sâu được cấp học bổng chuyên ngành Kỹ thuật hóa học gồm: Nghiên cứu công nghệ hiệu quả để thu hồi, vận chuyển, tàng trữ CO2 tại các cơ sở sản xuất của PVN; Phát triển công nghệ và xúc tác chuyển hóa khí thiên nhiên giàu CO2 thành hydrogen, nhiên liệu và hóa chất; Nghiên cứu các giải pháp xanh hóa nhà máy lọc dầu và đề xuất mô hình chuyển đổi nhà máy lọc dầu truyền thống thành nhà máy lọc dầu xanh/phát thải thấp; Phát triển chuỗi giá trị hydro xanh và lam cho nhà máy sản xuất phân đạm và đánh giá phát thải carbon cho toàn chu trình sản xuất và sử dụng phân đạm; Nghiên cứu phát triển chuỗi giá trị khí thiên nhiên hóa lỏng trung hòa carbon (carbon neutral LNG) và tích hợp vào hoạt động của PVN; Nghiên cứu các công nghệ chuyển hóa CO2 thành các loại vật liệu, nhiên liệu, hóa chất và đề xuất lộ trình ứng dụng trong định hướng chuyển dịch năng lượng của PVN.
Thời gian nhận hồ sơ dự tuyển: Từ ngày 22/4/2024 – 21/5/2024 căn cứ vào thời gian nhận hồ sơ dự tuyển.
Liên hệ tư vấn tuyển sinh: Ban Tổ chức Nhân sự – Tầng 16 Tòa nhà Viện Dầu khí Việt Nam, Số 167 Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội (Mrs. Trần Thị Vui – 02437843061 (ext.: 1493)/0972 686464).
Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2024: Chi tiết tại đây.
Mẫu Hồ sơ dự tuyển nghiên cứu sinh: Chi tiết tại đây.

Ngày 15/1/2024, Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) công bố Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2023. Báo cáo gồm: (i) Kết quả hoạt động của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường: Xử lý nước thải, xử lý khí thải; quản lý chất thải rắn…; (ii) Tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại…
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng xem Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2023 của VPI tại link này.

 

Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho biết từ nay đến ngày 5/11/2023 sẽ xét tuyển 2 nghiên cứu sinh chuyên ngành Kỹ thuật dầu khí (9520604) và 2 nghiên cứu sinh chuyên ngành Kỹ thuật hóa học (9520301).

Thời gian đào tạo 3 năm tập trung đối với nghiên cứu sinh có bằng Thạc sĩ và 4 năm tập trung đối với nghiên cứu sinh có bằng Đại học (loại giỏi). Kinh phí cho thời gian đào tạo chính thức là 236.000.000 đồng (chưa bao gồm chi phí đăng bài báo, thực tập ở nước ngoài và chi phí thực nghiệm).
Các ứng viên có thể đăng ký học bổng VPI ngay từ khi nộp hồ sơ xét tuyển: (1) Học bổng loại 1 có giá trị tương đương 100% mức học phí và chi phí hỗ trợ hàng tháng theo hình thức thuê khoán chuyên môn để thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ của VPI; (2) Học bổng loại 2 có giá trị tương đương 100% mức học phí.
Hướng nghiên cứu chuyên sâu được cấp học bổng chuyên ngành Kỹ thuật dầu khí gồm: Cấu trúc – kiến tạo và phân tích bể trầm tích; Môi trường trầm tích, cổ địa lý tướng đá, mô hình hệ thống dầu khí của các bể trầm tích; Ứng dụng AI, ML trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác (Ứng dụng AI, ML phục vụ phân tích, minh giải tài liệu địa chất, địa vật lý trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò dầu khí; Ứng dụng AI, ML trong lĩnh vực khai thác dầu khí); Nghiên cứu các phương pháp xử lý số liệu địa chất, địa vật lý; Các giải pháp tối ưu khai thác và nâng cao hệ số thu hồi (Nghiên cứu ứng dụng công nghệ, kỹ thuật thăm dò, khai thác dầu khí vào vận chuyển, tàng trữ và giám sát quá trình tàng trữ CO2 trong các thành tạo địa chất; Nghiên cứu áp dụng tổ hợp các phương pháp phân tích, minh giải tài liệu địa chấn (địa chấn địa tầng, thuộc tính địa chấn, …) để giải quyết các bài toán địa chất cụ thể); Lưu giữ khí hydrogen/CO2 trong môi trường lỗ hổng: lựa chọn và mô tả vỉa chứa, mô hình hóa dưới đất; Ứng dụng khoa học dữ liệu trong phân tích và mô tả địa kỹ thuật lòng đất vùng gần bờ nhằm phát triển điện gió ngoài khơi.
Hướng nghiên cứu chuyên sâu được cấp học bổng chuyên ngành Kỹ thuật hóa học gồm: Nghiên cứu công nghệ hiệu quả để thu hồi, vận chuyển, tàng trữ CO2 tại các cơ sở sản xuất của PVN và đề xuất mô hình phù hợp để tích hợp chuỗi giá trị CCS vào chuỗi hoạt động của PVN; Phát triển công nghệ và xúc tác chuyển hóa CO2 và khí thiên nhiên giàu CO2 thành hydro, nhiên liệu và hóa chất; Nghiên cứu các giải pháp xanh hóa nhà máy lọc dầu và đề xuất mô hình chuyển đổi nhà máy lọc dầu truyền thống thành nhà máy lọc dầu xanh/phát thải thấp; Phát triển công nghệ tổng hợp vật liệu than ống kích thước nano (CNT) từ nguồn khí giàu methane sử dụng công nghệ CVD và xúc tác kim loại dạng bản mỏng; Phát triển chuỗi giá trị hydrogen xanh và lam cho nhà máy sản xuất phân đạm và đánh giá phát thải carbon cho toàn chu trình sản xuất và sử dụng phân đạm.
Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2023 đợt 2: Chi tiết tại đây.
Mẫu Hồ sơ dự tuyển nghiên cứu sinh: Chi tiết tại đây.

Ngày 31/7/2023, Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) đã tổ chức Lễ trao bằng Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Dầu khí cho nghiên cứu sinh Nguyễn Lâm Anh.

TS. Nguyễn Anh Đức – Viện trưởng VPI trao Bằng Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Dầu khí cho Tiến sĩ Nguyễn Lâm Anh

Nghiên cứu sinh Nguyễn Lâm Anh đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ tại VPI vào ngày 27/4/2023 với đề tài “Nghiên cứu phương pháp tìm kiếm bẫy phi cấu tạo trên cơ sở phân tích tài liệu địa chất – địa vật lý; ứng dụng thực tế tại khu vực Lô 09 -1, bồn trũng Cửu Long”.
Kết quả nghiên cứu của Luận án đã góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và hệ phương pháp tìm kiếm bẫy phi cấu tạo trong các thành tạo trầm tích sông – hồ dựa trên cách tiếp cận địa tầng phân tập 2 miền hệ thống phủ chồng cao (HAST) và miền hệ thống phủ chồng thấp (LAST). Hệ phương pháp nghiên cứu được tác giả đề xuất đã bước đầu cho phép nhận diện và xác định bẫy phi cấu tạo trong các tập trầm tích Oligocene – Miocene sớm tại Lô 09-1, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí tại bồn trũng Cửu Long.
Thay mặt cơ sở đào tạo, TS. Nguyễn Anh Đức – Viện trưởng VPI đã trao Bằng Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Dầu khí cho nghiên cứu sinh Nguyễn Lâm Anh. Lãnh đạo VPI đánh giá cao phương pháp tìm kiếm bẫy phi cấu tạo áp dụng cho Lô 09 -1, bồn trũng Cửu Long do Tiến sĩ Nguyễn Lâm Anh đề xuất là nghiên cứu vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn. Lãnh đạo VPI chúc TS. Nguyễn Lâm Anh tiếp tục phát huy kết quả nghiên cứu đạt được để áp dụng vào thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tìm kiếm thăm dò của Vietsovpetro nói riêng và ngành Dầu khí nói chung.
TS. Nguyễn Quốc Thập – Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam chúc mừng Liên doanh Việt – Nga “Vietsovpetro” có thêm 1 nhà khoa học được cấp bằng Tiến sĩ, chúc mừng VPI là cơ sở đào tạo uy tín, có đủ năng lực và kinh nghiệm, góp phần lan tỏa tinh thần say mê nghiên cứu khoa học trong ngành Dầu khí.
Tiến sĩ Nguyễn Lâm Anh trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ của Vietsovpetro, VPI, sự hướng dẫn tận tình của các chuyên gia, nhà khoa học, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện để có thể hoàn thành nghiên cứu này; đồng thời cho biết trong thời gian tới sẽ tiếp tục nghiên cứu khoa học, để xứng đáng là sản phẩm đào tạo của VPI và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Từ ngày 1 – 20/7/2023, Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) sẽ xét tuyển 3 nghiên cứu sinh chuyên ngành Kỹ thuật dầu khí (9520604) và 3 nghiên cứu sinh chuyên ngành Kỹ thuật hóa học (9520301).


Thời gian đào tạo 3 năm tập trung đối với nghiên cứu sinh có bằng Thạc sĩ và 4 năm tập trung đối với nghiên cứu sinh có bằng Đại học (loại giỏi). Kinh phí cho thời gian đào tạo chính thức là 236.000.000 đồng (chưa bao gồm chi phí đăng bài báo, thực tập ở nước ngoài và chi phí thực nghiệm).
Các ứng viên có thể đăng ký học bổng VPI ngay từ khi nộp hồ sơ xét tuyển: (1) Học bổng loại 1 có giá trị tương đương 100% mức học phí và chi phí hỗ trợ hàng tháng theo hình thức thuê khoán chuyên môn để thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ của VPI; (2) Học bổng loại 2 có giá trị tương đương 100% mức học phí.
Hướng nghiên cứu chuyên sâu được cấp học bổng chuyên ngành Kỹ thuật dầu khí gồm: Cấu trúc – kiến tạo và phân tích bể trầm tích; Môi trường trầm tích, cổ địa lý tướng đá, mô hình hệ thống dầu khí của các bể trầm tích; Ứng dụng AI, ML trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác (Ứng dụng AI, ML phục vụ phân tích, minh giải tài liệu địa chất, địa vật lý trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò dầu khí; Ứng dụng AI, ML trong lĩnh vực khai thác dầu khí); Nghiên cứu các phương pháp xử lý số liệu địa chất, địa vật lý; Các giải pháp tối ưu khai thác và nâng cao hệ số thu hồi (Nghiên cứu ứng dụng công nghệ, kỹ thuật thăm dò, khai thác dầu khí vào vận chuyển, tàng trữ và giám sát quá trình tàng trữ CO2 trong các thành tạo địa chất; Nghiên cứu áp dụng tổ hợp các phương pháp phân tích, minh giải tài liệu địa chấn (địa chấn địa tầng, thuộc tính địa chấn, …) để giải quyết các bài toán địa chất cụ thể); Lưu giữ khí hydrogen/CO2 trong môi trường lỗ hổng: lựa chọn và mô tả vỉa chứa, mô hình hóa dưới đất; Ứng dụng khoa học dữ liệu trong phân tích và mô tả địa kỹ thuật lòng đất vùng gần bờ nhằm phát triển điện gió ngoài khơi.
Hướng nghiên cứu chuyên sâu được cấp học bổng chuyên ngành Kỹ thuật hóa học gồm: Nghiên cứu công nghệ hiệu quả để thu hồi, vận chuyển, tàng trữ CO2 tại các cơ sở sản xuất của PVN và đề xuất mô hình phù hợp để tích hợp chuỗi giá trị CCS vào chuỗi hoạt động của PVN; Phát triển công nghệ và xúc tác chuyển hóa CO2 và khí thiên nhiên giàu CO2 thành hydro, nhiên liệu và hóa chất; Nghiên cứu các giải pháp xanh hóa nhà máy lọc dầu và đề xuất mô hình chuyển đổi nhà máy lọc dầu truyền thống thành nhà máy lọc dầu xanh/phát thải thấp; Phát triển công nghệ tổng hợp vật liệu than ống kích thước nano (CNT) từ nguồn khí giàu methane sử dụng công nghệ CVD và xúc tác kim loại dạng bản mỏng; Phát triển chuỗi giá trị hydro xanh và lam cho nhà máy sản xuất phân đạm và đánh giá phát thải carbon cho toàn chu trình sản xuất và sử dụng phân đạm.

Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2023: Chi tiết tại đây.

Mẫu Hồ sơ dự tuyển nghiên cứu sinh: Chi tiết tại đây.

 

Ngày 15/6/2023, Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) công bố báo cáo thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh năm 2022 và đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm 2023.
1. Báo cáo thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh năm 2022 theo trình độ/lĩnh vực/ngành đào tạo năm 2022: Chi tiết báo cáo tại đây.
2. Cơ sở pháp lý xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2023: Cơ sở xác định tại đây.
3. Các điều kiện đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm 2023. Điều kiện chi tiết tại đây.
4. Đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm 2023: Chỉ tiêu cụ thể tại đây.

Ngày 18/5/2023, Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) công bố toàn văn Luận án Tiến sĩ với đề tài “Nghiên cứu phương pháp tìm kiếm bẫy phi cấu tạo trên cơ sở phân tích tài liệu địa chất – địa vật lý; ứng dụng thực tế tại khu vực Lô 09-1, bồn trũng Cửu Long”, thuộc chuyên ngành Kỹ thuật dầu khí, mã số 9.52.06.04. Luận án này đã được nghiên cứu sinh Nguyễn Lâm Anh chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến Hội đồng đánh giá Luận án Tiến sĩ – cấp Viện ngày 27/4/2023.
Luận án đã góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và hệ phương pháp tìm kiếm bẫy phi cấu tạo trong các thành tạo trầm tích sông – hồ dựa trên cách tiếp cận địa tầng phân tập hai miền hệ thống (Miền hệ thống phủ chồng cao – HAST và miền hệ thống phủ chồng thấp – LAST). Hệ phương pháp nghiên cứu được đề xuất đã bước đầu cho phép nhận diện và xác định được một số bẫy phi cấu tạo trong các tập trầm tích Oligocene – Miocene sớm tại Lô 09-1, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí tại bể Cửu Long.

Thông tin chi tiết về Luận án Tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Lâm Anh trong đường link: 8_LATS_Nguyen Lam Anh_chỉnh sửa.pdf

Bản thuyết minh giải trình chỉnh sửa: 9_Giai trinh chinh sua Luan an.pdf

 

Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho biết ngày 27/4/2023 sẽ tổ chức họp đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện của nghiên cứu sinh Nguyễn Lâm Anh với đề tài “Nghiên cứu phương pháp tìm kiếm bẫy phi cấu tạo trên cơ sở phân tích tài liệu địa chất – địa vật lý – ứng dụng thực tế tại khu vực Lô 09-1, bồn trũng Cửu Long”, thuộc chuyên ngành Kỹ thuật dầu khí, mã số 9.52.06.04.

Những kết quả cập nhật và nghiên cứu mới từ các giếng khoan và tài liệu địa chấn 3D gần đây được tiến hành chi tiết và định lượng đã góp phần làm sáng tỏ sự khác biệt về đặc điểm trầm tích của môi trường sông – hồ, được giới hạn từ mặt ranh giới SH3 đến SH11 của Lô 09-1 về các khía cạnh tướng thạch học, môi trường lắng đọng, hình thái kích thước và phân bố không gian cũng như quy luận biến đổi tướng trầm tích theo không và thời gian so với trầm tích trong môi trường biển. Nghiên cứu sinh Nguyễn Lâm Anh đã đề xuất được hệ phương pháp nghiên cứu hợp lý và hiệu quả trong nghiên cứu phát hiện các bẫy phi cấu tạo phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả tìm kiếm,  thăm dò dầu khí. Trong đó, phương pháp địa tầng phân tập gồm 2 miền hệ thống áp dụng cho môi trường trầm tích sông – hồ được cho là phương pháp chủ đạo để tìm kiếm các thân cát có triển vọng chứa trong miền hệ thống phủ chồng cao (HAST). Việc áp dụng hệ phương pháp nghiên cứu phù hợp đã bước đầu dự báo được một số bẫy phi cấu tạo triển vọng chứa dầu khí cho Lô 09-1, bồn trũng Cửu Long.

Tham khảo thông tin chi tiết về Luận án Tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Lâm Anh trong đường link: LATS Nguyễn Lâm Anh.

Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho biết Hội nghị quốc tế lần thứ V với chủ đề “Địa kỹ thuật vì sự phát triển hạ tầng bền vững” (The 5th International Conference on Geotechnics for Sustainable Infrastructure Development – GEOTEC HANOI 2023) sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia từ ngày 14 – 15/12/2023.  

GEOTEC HANOI 2023 được tổ chức bởi FECON và các đơn vị đồng tổ chức gồm: Viện Dầu khí Việt Nam (VPI), Hội Địa kỹ thuật Nhật Bản (JGS), Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật Công trình Việt Nam (VSSMGE), Trường Đại học Thủy lợi (TLU). Hội nghị sẽ tập trung thảo luận 6 chủ đề trọng tâm: Móng sâu, Hầm và công trình ngầm, Gia cố nền đất, Mô hình số và quan trắc địa kỹ thuật, Sạt lở và xói mòn, và Năng lượng gió ngoài khơi và địa kỹ thuật bờ biển.

Với thông điệp “Địa kỹ thuật vì sự phát triển hạ tầng bền vững”, GEOTEC HANOI 2023 là diễn đàn cập nhật các kết quả nghiên cứu mới nhất, trao đổi, chia sẻ các giải pháp và công nghệ mới về địa kỹ thuật để từ đó nâng cao chất lượng các công trình, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.

TS. Phạm Quý Ngọc – chuyên gia của VPI cho biết, “Năng lượng gió ngoài khơi và địa kỹ thuật đới ven bờ” là chủ đề mới của GEOTEC HANOI 2023 và cũng là chủ đề đang được các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng, dầu khí quan tâm. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (World Bank), với bờ biển dài hơn 3.000 km, Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng gió, đặc biệt là năng lượng ngoài khơi. Việt Nam đã và đang triển khai nhiều dự án phát triển năng lượng gió trên bờ, gần bờ đồng thời khởi động các dự án điện gió ngoài khơi. Công nghệ khảo sát, xử lý số liệu địa kỹ thuật, địa vật lý, thiết kế móng cho công trình điện gió ngoài khơi và đới ven bờ sẽ được các chuyên gia địa kỹ thuật, địa vật lý và các nhà chuyên môn quan tâm, thảo luận, chia sẻ trong Hội nghị này.

Ngành dầu khí Việt Nam có thuận lợi khi phát triển điện gió ngoài khơi nhờ tiềm lực tài chính tốt, khả năng thu xếp vốn thuận lợi với hệ số tín nhiệm cao và có khả năng tiếp cận với các nguồn tài chính xanh, vốn vay lãi suất thấp cũng như các ưu đãi khác của Chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế ủng hộ phát triển năng lượng xanh, sạch. Ngoài ra, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và các đơn vị thành viên có thể phát huy lợi thế về kinh nghiệm và nguồn nhân lực sẵn có trong thiết kế, chế tạo, vận hành công trình biển để tham gia vào chuỗi cung ứng và phát triển các dự án điện gió ngoài khơi.

Theo Ban Tổ chức, GEOTEC HANOI 2023 đến nay đã nhận được trên 290 bài của hơn 800 tác giả và nhóm tác giả đến từ 41 quốc gia trên thế giới. Trong đó, có nhiều chuyên gia, nhà khoa học nổi tiếng của Mỹ, Vương quốc Anh, Đức, Na Uy, Nhật Bản, Hà Lan, Hàn Quốc… Thông tin chi tiết vui lòng tham khảo: https://geotechn.vn/.