Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho biết đang hợp tác với Hiệp hội Kỹ sư Dầu khí thế giới (SPE) tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế: “Phát triển mỏ trưởng thành và công nghệ tối ưu khai thác/tăng cường thu hồi dầu” (Mature field development and IOR/EOR technology) từ ngày 28 – 29/9/2020 tại Hà Nội.
Hội thảo nằm trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu dài hạn do VPI đang thực hiện nhằm tìm kiếm các giải pháp nâng cao thu hồi dầu cho các mỏ trưởng thành của Việt Nam. TS. Nguyễn Hữu Trung – chuyên gia của VPI cho biết sau một thời gian dài khai thác, các mỏ dầu lớn của Việt Nam (như Bạch Hổ, Rạng Đông, Sư Tử Đen…) đã đi vào giai đoạn suy giảm sản lượng, cùng với đó là độ ngập nước tăng cao tại một số giếng khai thác, đồng thời xuất hiện các hiện tượng phức tạp như: sa lắng muối, hình thành paraffin hay xuất hiện cát trong lòng giếng, làm giảm khả năng khai thác của giếng. Việc nghiên cứu các giải pháp kiềm chế đà suy giảm sản lượng, cải thiện hiệu quả khai thác và gia tăng hệ số thu hồi dầu đối với các mỏ dầu khí đã trưởng thành là nhiệm vụ cấp thiết đối với ngành Dầu khí hiện nay.
Hội thảo sẽ tập trung trao đổi kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài sản các mỏ đã trưởng thành, ứng dụng các công nghệ mới để tối ưu khai thác/tăng cường thu hồi dầu và các trường hợp nghiên cứu/ứng dụng cụ thể trên thế giới.
Hội thảo gồm 9 phân ban (session) với các chủ đề chính: Thách thức quản lý mỏ trưởng thành và EOR; Đặc trưng và mô hình hóa vỉa chứa; Kỹ thuật, công nghệ các giải pháp EOR cao cấp; Quản lý khai thác mỏ trưởng thành; Cải thiện thu hồi dầu thứ cấp.
Đặc biệt, trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0, Hội thảo sẽ dành nhiều thời gian trao đổi về các giải pháp ứng dụng công nghệ số hóa dữ liệu khai thác và trí tuệ nhân tạo (AI) trong quản lý mỏ trưởng thành, nhằm kiềm chế đà suy giảm sản lượng, cải thiện hiệu quả khai thác và gia tăng hệ số thu hồi dầu cho các mỏ tại Việt Nam…
Hội thảo là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà khoa học trong ngành công nghiệp dầu khí thế giới; đồng thời là nơi các tổ chức nghiên cứu, các công ty dầu khí và các đơn vị tư vấn/dịch vụ cập nhật các kết quả nghiên cứu mới nhất, các cải tiến công nghệ hiện đại, các giải pháp và vấn đề liên quan đến công nghệ cải thiện/gia tăng hệ số thu hồi dầu và quản lý khai thác mỏ trưởng thành.
Được thành lập năm 1978, các kết quả nghiên cứu khoa học của VPI là cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách, chiến lược, quyết định của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và tư vấn cho Nhà nước trong các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, tàng trữ, chế biến, an toàn môi trường và kinh tế quản lý dầu khí… VPI đặt mục tiêu trở thành hạt nhân đổi mới sáng tạo, nơi hội tụ trí tuệ thế giới để tạo giá trị khoa học công nghệ cho ngành Dầu khí Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
SPE là Hiệp hội Kỹ sư Dầu khí uy tín có trụ sở chính tại Mỹ với hơn 153.000 thành viên từ 143 nước trên toàn thế giới và được đánh giá cao về các hoạt động khoa học chuyên môn.

Các chuyên gia, nhà khoa học đăng ký gửi tóm tắt bài trình bày cho Hội thảo trước ngày 31/7/2020 theo đường link: https://www.surveymonkey.com/r/21WA02?utm_source=spe.org&utm_medium=web-content&utm_campaign=21WA02&utm_content=Beocme-Speaker-VPI
Thông tin chi tiết liên hệ: TS. Phạm Quý Ngọc – Ban Khoa học Chiến lược Viện Dầu khí Việt Nam, email: ngocpq@vpi.pvn.vn.
Nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa bảo tàng Thiên nhiên và Phòng Truyền thống Tập đoàn Dầu khí Việt nam trong lĩnh vực bảo tồn – bảo tàng, ngày 27 – 28/7/2019 đại diện Ban Truyền thống và Văn hóa Doanh nghiệp Tập đoàn cùng đại diện Phòng Truyền thống Dầu khí đã tham dự hội thảo “Dự thảo Quy hoạch hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050” và dự “Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập của Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung” tại thành phố Huế.
Tham dự hội thảo có sự hiện diện của đại diện lãnh đạo Viện hàn lâm Khoa học Việt Nam, đại diện sở Khoa học và công nghệ một số tỉnh duyên hải miền Trung như Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế…, các bảo tàng nằm trong hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên, các bảo tàng/đơn vị đang trong quá trình đăng ký gia nhập cùng nhiều nhà khoa học về Địa chất và tài nguyên thiên nhiên Việt Nam tham dự.
Hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam được thành lập từ năm 2006, dưới sự quản lý trực tiếp của Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam tại số 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Đến nay, Hệ thống đã kết nạp được 13 thành viên bao gồm các bảo tàng, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn bảo tàng và phát triển đa dạng hệ sinh thái thiên nhiên như Bảo tàng Thiên nhiên, bảo tàng Địa chất, bảo tàng Hải dương học, bảo tàng Thiên nhiên Tây Bắc, bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung, trung tâm cứu trợ động thực vật…, bước đầu đã hình thành được mạng lưới hoạt động, thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu khoa học và cộng đồng xã hội, đặc biệt nhiều địa chỉ đã trở thành điểm đến lý tưởng cho các hoạt động giáo dục cộng đồng, từ đó góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Việt Nam.

Toàn cảnh hội nghị

Đại diện Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam – đơn vị đầu hệ của Hệ thống đã trình bày Dự thảo “Quy hoạch Hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050” và nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý giá trong lĩnh vực quản lý nhà nước cũng như mô hình hoạt động và những khó khăn thách thức trong công tác chuyên môn rút ra từ thực tiễn hoạt động thời gian qua vv…, dự kiến đến tháng 12/2019 Tổ soạn thảo sẽ hoàn thiện Dự thảo để trình Thủ tướng phê duyệt. Hội thảo cũng được nghe nhiều tham luận, nhiều ý kiến đóng góp chia sẻ về tình hình hoạt động các mô hình tương tự ở nước ngoài, của đơn vị mình, các gợi ý mô hình tương lại… qua đó tăng cường sự hiểu biết và giao lưu hợp tác giữa các thành viên trong Hệ thống.
Tham dự Hội thảo, chị Đàm Thị Thu Thủy, Cán bộ của CPTI phụ trách vận hành và quản lý Phòng Truyền thống tập đoàn Dầu khí, chia sẻ: “Vào cuối năm 2018 Phòng Truyền thống Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mới được tiếp cận Hệ thống bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, đến đầu năm 2019 chúng tôi đã có đơn xin gia nhập Hệ thống và đến tháng 8 năm 2019, Tập đoàn Dầu khí VN sẽ có khu vực trưng bày chuyên đề Dầu khí trong Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam hay như sự có mặt của chúng tôi tại Hội thảo hôm nay là biểu hiện rõ nhất mong muốn đươc tham gia Hệ thống, bởi chúng tôi hiểu rằng đây là một diễn đàn có giá trị cao về học thuật và xã hội, nó có tác động rất tốt đến cộng đồng xã hội trong việc bảo vệ môi trường sinh thái nói chung được tốt hơn. Do đặc thù của lĩnh vực hoạt động nên hiện nay Phòng Truyền thống Tập đoàn Dầu khí đã sưu tầm trưng bày và quản lý một lượng mẫu lõi khoan khá lớn được thu thập ở nhiều nơi trên thềm lục địa Việt Nam, ở độ sâu từ 1.000 đến hơn 4.000m, cách đất liền hàng trăm km ra phía ngoài khơi. Đây là một dạng tài liệu cực kỳ quý giá, có môt không hai cho các nhà nghiên cứu về địa chất, tài nguyên khoáng sản Việt Nam và chúng tôi sẵn sàng chia sẻ, hợp tác phục vụ công tác nghiên cứu khoa học được phong phú và chính xác hơn. Trong thời gian tới, Phòng Truyền thống Tập đoàn Dầu khí cũng rất mong được tham gia, kết nối các hoạt động, các chương trình giao lưu, trao đổi về các lĩnh vực hoạt động với các thành viên trong Hệ thống nhằm lan tỏa các giá trị Dầu khí Việt Nam và góp phần thúc đẩy nghiên cứu, nâng cao nhận thức về bảo vệ thiên nhiên Việt Nam ”.

Đại diện Tập đoàn và VPI – CPTI tham gia Hội thảo

Kết thúc chương trình, đoàn tham gia hội thảo đã tham dự Lễ khánh thành Trung tâm Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Việt Nam và cứu hộ động thực vật tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho biết đang hợp tác với Hiệp hội Kỹ sư Địa chất – Địa vật lý Châu Âu (European Association of Geoscientists & Engineers – EAGE) tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế lần thứ 2 (EAGE – VPI Conference on Reservoir Geoscience) từ ngày 02 – 04/12/2019 tại Hà Nội.
Chủ đề của Hội nghị bao gồm các phương pháp phân tích vỉa chứa và quản lý khai thác; thu nổ và xử lý địa chấn; địa tầng, cấu trúc và trầm tích; địa vật lý ứng dụng và mô phỏng; địa hóa và mô phỏng hệ thống dầu khí…
Hội nghị cũng trao đổi về các giải pháp ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo trong dự báo đặc điểm đá chứa; đánh giá và quản lý mỏ dầu khí trong móng nứt nẻ; tài nguyên phi truyền thống; dự báo áp suất và địa cơ học; địa vật lý giếng khoan; đánh giá trữ lượng và phân tích rủi ro địa chất…
Hội nghị cũng trao đổi về các giải pháp ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo trong dự báo đặc điểm đá chứa; đánh giá và quản lý mỏ dầu khí trong móng nứt nẻ; tài nguyên phi truyền thống; dự báo áp suất và địa cơ học; địa vật lý giếng khoan; đánh giá trữ lượng và phân tích rủi ro địa chất…
Hội nghị là diễn đàn để các tổ chức nghiên cứu, các công ty dầu khí và các đơn vị tư vấn/dịch vụ liên quan gặp gỡ, cập nhật các kết quả nghiên cứu mới nhất, các cải tiến công nghệ hiện đại, các giải pháp và vấn đề liên quan đến về khoa học công nghệ địa chất – địa vật lý.
Cuối năm 2018, Hội nghị khoa học “EAGE Conference on Reservoir Geoscience” lần thứ nhất đã được EAGE tổ chức thành công tại Kuala Lumpur, Malaysia, được giới chuyên môn đánh giá cao khi thu hút trên 300 chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu đến từ 65 tổ chức/doanh nghiệp/trường đại học uy tín trên thế giới.
Các chuyên gia, nhà khoa học đăng ký gửi tóm tắt bài trình bày cho Hội nghị trước ngày 15/7/2019 theo đường link: https://events.eage.org/2019/2nd%20EAGE%20Conference%20on%20Reservoir%20Geoscience

Together with Vietnam Petroleum Institute (VPI), EAGE is pleased to announce the second Conference on Reservoir Geoscience from 2 – 4 December 2019 in Hanoi, Vietnam. The conference will bring and update the subsurface community of the Oil and Gas industry with the most recent study analyses, state-of-the-art technological innovations and solutions as well as case histories related to reservoir geoscience.
The conference will provide an opportunity to engage in a collaborative industry environment and discuss on Exploration, Development and Production of the oil and gas upstream business by exchanging knowledge and best practices. Join us in Hanoi to learn, broaden and update latest industry practice and technology in reservoir geoscience and network with technology innovators, solution providers and end users.
Sáng ngày 23/4, Hội thảo khoa học quốc tế về đánh giá tài nguyên dầu khí đá phiến khu vực châu Á (thuộc Dự án đánh giá tài nguyên dầu khí phi truyền thống giai đoạn 2) đã khai mạc tại Hà Nội.
Hội thảo diễn ra từ ngày 23 – 25/4/2019, do Ủy ban điều phối các chương trình khoa học địa chất khu vực Đông Nam Á (Coordinating Committee for Geoscience Programmes in East and SouthEast Asia – CCOP), Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Hàn Quốc (Korea Institute of Geoscience and Mineral Resources – KIGAM), Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) phối hợp tổ chức.

Đại diện CCOP, KIGAM, VPI, Tiểu ban CCOP Việt Nam điều hành Hội thảo

TS. Byeong-Kook Son, Trưởng nhóm nghiên cứu dầu khí và biển của KIGAM đã giới thiệu kết quả triển khai đánh giá tiềm năng dầu khí tại 13 bể trầm tích và 21 thành tạo đá phiến ở châu Á. TS. Byeong-Kook Son cho biết trữ lượng dầu khí đá phiến ở các nước châu Á theo cập nhật mới nhất là: Malaysia (8,19 TCF, tương đương 232 tỷ m3), Philippines (149,8 TCF, tương đương 4.242 tỷ m3), Việt Nam (77 TCF, tương đương 2.180 tỷ m3), Indonesia (58,12 TCF, tương đương 1.646 tỷ m3), Hàn Quốc (72,5 TCF, tương đương 2.053 tỷ m3), Lào (51 TCF, tương đương 1.444 tỷ m3)…

TS. Byeong-Kook Son, KIGAM giới thiệu kết quả triển khai đánh giá tiềm năng dầu khí tại 13 bể trầm tích và 21 thành tạo đá phiến ở châu Á

GS. Azara N.Tucuncu – Viện Dầu khí phi truyền thống Mỹ (UNGI) cho biết, việc nghiên cứu và khai thác các nguồn tài nguyên phi truyền thống như dầu khí đá phiến đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn. Theo đó, ngay khi có các nghiên cứu tiềm năng, Chính phủ Mỹ sẽ có các cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể, đặc biệt là ưu đãi thuế để khuyến khích các công ty dầu khí đánh giá tiềm năng, tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguồn tài nguyên phi truyền thống này.
GS. Azara N.Tucuncu cho rằng, để phát triển nguồn tài nguyên phi truyền thống này, Chính phủ Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ cụ thể cho các công ty dầu khí nói chung và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nói riêng trong quá trình nghiên cứu triển khai. Ngoài ra, PVN cũng có thể hợp tác với các công ty dầu khí nước ngoài trong nghiên cứu và đánh giá tiềm năng tài nguyên phi truyền thống, trong đó có dầu khí đá phiến.

TS. Nguyễn Hồng Minh – Phó Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo.

TS. Quách Đức Tín – Thư ký Tiểu ban CCOP Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Quách Đức Tín, Thư ký Tiểu ban CCOP Việt Nam cho biết, Hội thảo là cơ hội để các nước Đông Nam Á chia sẻ kinh nghiệm trong công tác đánh giá tiềm năng dầu khí phi truyền thống; cập nhật thông tin tiềm năng dầu khí đá phiến trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Đây là cũng là cơ hội để các nước chia sẻ các phương pháp nghiên cứu và công nghệ mới để tìm kiếm, đánh giá nguồn tài nguyên phi truyền thống.

Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học quốc tế về đánh giá tài nguyên dầu khí đá phiến khu vực châu Á do CCOP, KIGAM và VPI tổ chức

Tin & Ảnh: Tòa soạn TCDK