Trong phân tích ổn định nguyên vẹn, vận tốc gió yêu cầu cho di chuyển nội mỏ và di chuyển đại dương tương ứng là 36m/s (70knot) và 51,5m/s (100knot). Đối với phân tích ổn định có tổn thất vận tốc gió yêu cầu là 25,72m/s (50knot).
1. Phân tích Địa hóa
- Phân tích địa hóa chuyên sâu để đánh giá đá mẹ, đánh giá đặc tính các loại mẫu điểm lộ, mẫu dầu, condensate, khí, nước, bùn;
- Nghiên cứu địa hóa mỏ, địa hóa khai thác: mối quan hệ dầu – nước, dầu – đá sinh, dầu – dầu; nghiên cứu sự liên thông vỉa chứa, quan trắc và dự báo các động thái hóa học của chất lưu trong quá trình khai thác nhằm cảnh báo sớm các nguy cơ – thách thức của mỏ.
2. Phân tích Thạch học
- Phân tích mẫu thạch học – trầm tích: phân tích mẫu lát mỏng, XRD, SEM, mô tả mẫu lõi trầm tích chi tiết, phân tích độ hạt, xác định thành phần khoáng vật để xác định môi trường trầm tích và các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đá chứa;
- Phân tích thạch học ngoài giàn phục vụ nhanh cho công tác khoan thăm dò.
3. Phân tích Địa tầng – Cổ sinh
- Phân tích tuổi địa tầng đất đá bằng các phân tích cơ bản của ba nhóm chính: vi cổ sinh, tảo vôi và bào tử phấn;
- Phân tích các chỉ tiêu màu bào tử, phân loại vật chất hữu cơ;
- Phân tích tảo vôi cho mẫu cutting ngay tại giàn thăm dò để xác định nhanh tuổi địa tầng.
4. Phân tích mẫu lõi
- Phân tích mẫu lõi thông thường và mẫu lõi đặc biệt;
- Phân tích các tính chất cơ học đá;
- Phân tích tổn hại vỉa;
- Phân tích thu hồi tăng cường, nhằm đánh giá đặc tính và chất lượng vỉa chứa; các biện pháp tác động vào vỉa; cũng như ảnh hưởng của các chất bơm ép ngoại lai và chế độ khai thác đến đất đá vỉa.
5. Phân tích mẫu lưu thể
- Phân tích và đánh giá đặc tính dầu, khí và condensate trong điều kiện vỉa/điều kiện chuẩn;
- Thực hiện các dịch vụ phân tích phục vụ khai thác dầu khí: phân tích thành phần dầu & khí; phân tích phục vụ phân chia sản phẩm dầu khí; phân tích đánh giá hao hụt dầu và khí;
- Phân tích, giám sát hàm lượng H2S, Mercury trong quá trình khai thác;
- Thực hiện lấy mẫu và cung cấp nhân lực thực hiện các phân tích ngoài giàn/hiện trường;
- Cung cấp các dịch vụ cho thuê chai chứa mẫu và dịch vụ lưu trữ mẫu lâu dài cho các nhà thầu dầu khí.
6. Phân tích dầu thô, khí, các sản phẩm dầu mỏ và các phân tích khác
- Phân tích toàn diện các mẫu dầu, khí, condensate để cung cấp cho hệ thống cơ sở dữ liệu về tính chất dầu khí Việt Nam;
- Phân tích, đánh giá và giám định dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ;
- Phân tích khí nhiên liệu, nước thải, nước vỉa, nước khai thác, nước ô nhiễm, nước ngưng tụ và các chỉ tiêu môi trường cho các nhà máy lọc hóa dầu;
- Lấy mẫu và phân tích mẫu lưu thể tại giàn khoan (WHP, FPSO);
- Phân tích các mẫu cặn rắn/lỏng trong đường ống và các hệ thống khai thác dầu khí;
- Phân tích nhận dạng nguồn gốc dầu ô nhiễm;
- Phân tích mẫu môi trường;
- Phân tích giám sát mẫu mùn khoan thải ngoài giàn;
- Thực hiện thử nghiệm môi trường chuyên sâu: kiểm định độc tính sinh thái cho các hóa chất, dung dịch khoan, chất thải từ các hoạt động dầu khí;
- Phân tích đánh giá các khí ăn mòn tại các công trình dầu khí;
- Các phân tích khác theo yêu cầu của khách hàng.
1. Địa chất mỏ
- Minh giải tổng hợp tài liệu địa vật lý giếng khoan;
- Tổng hợp và xác định các đặc trưng và tính chất vật lý – thạch học của các loại đá chứa, đá chắn;
- Tính toán trữ lượng mỏ dầu khí và xây dựng mô hình địa chất cho các mỏ dầu khí.
2. Công nghệ mỏ
- Phân tích, tổng hợp và đánh giá các đặc tính của đá và chất lưu trong điều kiện vỉa chứa; khảo sát sự tương tác của các pha tham gia dòng chảy trong môi trường rỗng bằng hệ thống thiết bị thí nghiệm đồng bộ;
- Đánh giá chất lượng thấm chứa của vỉa chứa dầu khí từ các kết quả minh giải tài liệu thử vỉa, số liệu giảm áp trong quá trình khai thác;
- Xây dựng và tối ưu mô hình thủy động lực mỏ, phân tích động thái khai thác vỉa, tối ưu và dự báo khả năng khai thác;
- Xây dựng mô hình phân bố các đới nứt nẻ bằng phần mềm chuyên dụng kết hợp với mạng trí tuệ nhân tạo, tối ưu mô phỏng khai thác dầu bằng mô hình 2 độ rỗng 2 độ thấm cho đối tượng móng nứt nẻ hang hốc;
- Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp tối ưu khai thác và gia tăng thu hồi dầu khí cho tất cả các đối tượng: trầm tích, móng nứt nẻ và dầu nặng;
- Nghiên cứu ứng dụng và thiết kế khai thác các đối tượng năng lượng mới CBM, hydrate và các đối tượng phi truyền thống như vỉa chứa có độ thấm thấp, vỉa nứt nẻ hoặc vỉa khí có hàm lượng khí H2S, CO2 cao.
3. Khoan khai thác
- Nghiên cứu các giải pháp công nghệ khoan, các hệ dung dịch khoan, vật liệu và công nghệ trám xi măng, hoàn thiện, sửa chữa, phục hồi giếng khoan;
- Nghiên cứu và thiết kế công nghệ khai thác, đánh giá, thiết kế và tư vấn lựa chọn thiết bị khai thác cho lòng giếng, nội mỏ và các giải pháp vận chuyển thu gom dầu khí;
- Nghiên cứu thuộc lĩnh vực cơ lý đá: nghiên cứu ổn định thành giếng khoan, đánh giá khả năng xuất hiện cát trong khai thác.
4. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hóa – khai thác
- Nghiên cứu cơ chế sa lắng muối, ăn mòn do bơm ép, không tương thích, sa lắng paraffin do tính chất dầu thô, các hóa phẩm ức chế phục vụ khai thác và thực hiện phân tích các tính chất chảy của dầu thô phục vụ nghiên cứu khai thác, vận chuyển và tàng trữ dầu khí;
1. Địa chất dầu khí
- Nghiên cứu cấu – kiến tạo, phân tích bể trầm tích, xây dựng các loại bản đồ, mặt cắt địa chất;
- Nghiên cứu hệ thống dầu khí, đánh giá tiềm năng và xây dựng mô hình bể trầm tich 2D & 3D.
2. Địa tầng – Trầm tích
- Phân tích, thí nghiệm mẫu thạch học, cổ sinh phục vụ nghiên cứu địa chất, địa tầng trầm tích;
- Tổng hợp, đánh giá thạch học, cổ sinh, địa tầng, địa tầng, nghiên cứu tướng đá, môi trường trầm tích và các nghiên cứu về địa chất chung.
3. Địa hóa
- Phân tích, thí nghiệm chuyên sâu địa hóa các loại mẫu đá, dầu, condensate, khí, nước, bùn, … (nhiệt phân Rock-Eval, sắc ký khí – GC, sắc ký khối phổ – GC-MS, phản xạ virtrinite – Ro, thành phần maceral, thành phần nước, …);
- Nghiên cứu địa hóa phục vụ tìm kiếm thăm dò (tiềm năng sinh hydrocarbon của đá mẹ và nguồn gốc của hydrocarbon, quá trình chuyển hóa của vật chất hữu cơ, xây dựng mô hình mô phỏng địa hóa cho các bể trầm tích, địa hóa bề mặt, địa hóa môi trường và đáy biển);
- Nghiên cứu địa hóa mỏ, địa hóa khai thác: nghiên cứu sự liên thông vỉa chứa, quan trắc – theo dõi và dự báo các động thái hóa học của chất lưu trong quá trình khai thác nhằm cảnh báo sớm các nguy cơ – thách thức của mỏ, các hiện tượng phân hủy sinh vật, rửa trôi của dầu khí trong vỉa chứa/trong mỏ, đánh giá trạng thái mặt tiếp xúc nước – dầu.
4. Địa vật lý
- Xử lý, minh giải thông thường và đặc biệt các tài liệu địa chấn 2D, 3D;
- Minh giải địa chấn địa tầng, xử lý và phân tích địa chấn đặc biệt để xác định các đối tượng triển vọng và đánh giá các đặc trưng chứa, chắn;
- Xử lý, minh giải và phân tích các tài liệu địa vật lý khác (từ, trọng lực, điện, tài liệu hàng không, vũ trụ, …), xây dựng các loại bản đồ dùng trong ngành Dầu khí và các ngành khác;
- Thiết kế, tư vấn và giám sát các dự án thu nổ, đo đạc và xử lý tài liệu địa vật lý.
Bài báo trình bày bài toán phân tích ổn định nguyên vẹn và ổn định có tổn thất cho giàn khoan tự nâng 400ft – Tam Đảo 05 theo yêu cầu của tiêu chuẩn ABS và IMO. Tải trọng gió được tính toán dựa trên mối quan hệ giữa góc nghiêng và các mớn nước trong trường hợp ổn định nguyên vẹn và ổn định có tổn thất.

Bài báo cũng giới thiệu phương pháp xây dựng mô hình tính toán phân tích ổn định trong trạng thái nổi và di chuyển; đưa ra các kiến nghị về quy trình tính toán thực hành và xử lý dữ liệu phân tích; ứng dụng phân tích tính toán ổn định cho giàn khoan Tam Đảo 05 trong điều kiện biển Việt Nam.
Ngô Tuấn Dũng, Phan Thanh Sơn, Lê Huy
Nguyễn Văn Quân, Đỗ Thanh Phương, Trần Công Thành
Công ty CP Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (PV Shipyard)
Hiện tượng sa lắng muối ở vùng cận đáy giếng và trong các thiết bị công nghệ khai thác ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính chất thấm chứa của tầng sản phẩm, làm giảm đáng kể lưu lượng khai thác.

Bài báo phân tích hiện tượng sa lắng các tinh thể muối trong dung dịch nước đồng hành, vai trò và cơ chế, tác dụng của các chất phụ gia ức chế sa lắng muối; quá trình nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất chất phụ gia ức chế sa lắng muối DPEC Antiscalant-2 tại các giếng khoan khai thác dầu khí ở Liên doanh Việt – Nga “Vietsovpetro”.
Bùi Việt Đức, Ngô Văn Tự, Đặng Của, Bùi Trọng Khải, Bùi Việt Phương
Công ty TNHH MTV Công nghệ Khoan – Khai thác và Môi trường – DPEC