Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho biết đang hợp tác với Hiệp hội Kỹ sư Địa chất – Địa vật lý Châu Âu (European Association of Geoscientists & Engineers – EAGE) tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế lần thứ 2 (EAGE – VPI Conference on Reservoir Geoscience) từ ngày 02 – 04/12/2019 tại Hà Nội.

Chủ đề của Hội nghị bao gồm các phương pháp phân tích vỉa chứa và quản lý khai thác; thu nổ và xử lý địa chấn; địa tầng, cấu trúc và trầm tích; địa vật lý ứng dụng và mô phỏng; địa hóa và mô phỏng hệ thống dầu khí…
Hội nghị cũng trao đổi về các giải pháp ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo trong dự báo đặc điểm đá chứa; đánh giá và quản lý mỏ dầu khí trong móng nứt nẻ; tài nguyên phi truyền thống; dự báo áp suất và địa cơ học; địa vật lý giếng khoan; đánh giá trữ lượng và phân tích rủi ro địa chất…
Hội nghị cũng trao đổi về các giải pháp ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo trong dự báo đặc điểm đá chứa; đánh giá và quản lý mỏ dầu khí trong móng nứt nẻ; tài nguyên phi truyền thống; dự báo áp suất và địa cơ học; địa vật lý giếng khoan; đánh giá trữ lượng và phân tích rủi ro địa chất…
Hội nghị là diễn đàn để các tổ chức nghiên cứu, các công ty dầu khí và các đơn vị tư vấn/dịch vụ liên quan gặp gỡ, cập nhật các kết quả nghiên cứu mới nhất, các cải tiến công nghệ hiện đại, các giải pháp và vấn đề liên quan đến về khoa học công nghệ địa chất – địa vật lý.
Cuối năm 2018, Hội nghị khoa học “EAGE Conference on Reservoir Geoscience” lần thứ nhất đã được EAGE tổ chức thành công tại Kuala Lumpur, Malaysia, được giới chuyên môn đánh giá cao khi thu hút trên 300 chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu đến từ 65 tổ chức/doanh nghiệp/trường đại học uy tín trên thế giới.

Together with Vietnam Petroleum Institute (VPI), EAGE is pleased to announce the second Conference on Reservoir Geoscience from 2 – 4 December 2019 in Hanoi, Vietnam. The conference will bring and update the subsurface community of the Oil and Gas industry with the most recent study analyses, state-of-the-art technological innovations and solutions as well as case histories related to reservoir geoscience.
The conference will provide an opportunity to engage in a collaborative industry environment and discuss on Exploration, Development and Production of the oil and gas upstream business by exchanging knowledge and best practices. Join us in Hanoi to learn, broaden and update latest industry practice and technology in reservoir geoscience and network with technology innovators, solution providers and end users.
Sáng ngày 23/4, Hội thảo khoa học quốc tế về đánh giá tài nguyên dầu khí đá phiến khu vực châu Á (thuộc Dự án đánh giá tài nguyên dầu khí phi truyền thống giai đoạn 2) đã khai mạc tại Hà Nội.
Hội thảo diễn ra từ ngày 23 – 25/4/2019, do Ủy ban điều phối các chương trình khoa học địa chất khu vực Đông Nam Á (Coordinating Committee for Geoscience Programmes in East and SouthEast Asia – CCOP), Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Hàn Quốc (Korea Institute of Geoscience and Mineral Resources – KIGAM), Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) phối hợp tổ chức.

Đại diện CCOP, KIGAM, VPI, Tiểu ban CCOP Việt Nam điều hành Hội thảo
TS. Byeong-Kook Son, Trưởng nhóm nghiên cứu dầu khí và biển của KIGAM đã giới thiệu kết quả triển khai đánh giá tiềm năng dầu khí tại 13 bể trầm tích và 21 thành tạo đá phiến ở châu Á. TS. Byeong-Kook Son cho biết trữ lượng dầu khí đá phiến ở các nước châu Á theo cập nhật mới nhất là: Malaysia (8,19 TCF, tương đương 232 tỷ m3), Philippines (149,8 TCF, tương đương 4.242 tỷ m3), Việt Nam (77 TCF, tương đương 2.180 tỷ m3), Indonesia (58,12 TCF, tương đương 1.646 tỷ m3), Hàn Quốc (72,5 TCF, tương đương 2.053 tỷ m3), Lào (51 TCF, tương đương 1.444 tỷ m3)…

TS. Byeong-Kook Son, KIGAM giới thiệu kết quả triển khai đánh giá tiềm năng dầu khí tại 13 bể trầm tích và 21 thành tạo đá phiến ở châu Á
GS. Azara N.Tucuncu – Viện Dầu khí phi truyền thống Mỹ (UNGI) cho biết, việc nghiên cứu và khai thác các nguồn tài nguyên phi truyền thống như dầu khí đá phiến đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn. Theo đó, ngay khi có các nghiên cứu tiềm năng, Chính phủ Mỹ sẽ có các cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể, đặc biệt là ưu đãi thuế để khuyến khích các công ty dầu khí đánh giá tiềm năng, tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguồn tài nguyên phi truyền thống này.
GS. Azara N.Tucuncu cho rằng, để phát triển nguồn tài nguyên phi truyền thống này, Chính phủ Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ cụ thể cho các công ty dầu khí nói chung và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nói riêng trong quá trình nghiên cứu triển khai. Ngoài ra, PVN cũng có thể hợp tác với các công ty dầu khí nước ngoài trong nghiên cứu và đánh giá tiềm năng tài nguyên phi truyền thống, trong đó có dầu khí đá phiến.

TS. Nguyễn Hồng Minh – Phó Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo.

TS. Quách Đức Tín – Thư ký Tiểu ban CCOP Việt Nam phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, TS. Quách Đức Tín, Thư ký Tiểu ban CCOP Việt Nam cho biết, Hội thảo là cơ hội để các nước Đông Nam Á chia sẻ kinh nghiệm trong công tác đánh giá tiềm năng dầu khí phi truyền thống; cập nhật thông tin tiềm năng dầu khí đá phiến trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Đây là cũng là cơ hội để các nước chia sẻ các phương pháp nghiên cứu và công nghệ mới để tìm kiếm, đánh giá nguồn tài nguyên phi truyền thống.

Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học quốc tế về đánh giá tài nguyên dầu khí đá phiến khu vực châu Á do CCOP, KIGAM và VPI tổ chức
Được sự hỗ trợ của Hiệp hội các nhà Địa chất và Kỹ sư Châu Âu (EAGE), Viện Dầu khí Việt Nam đã giao cho Trung tâm Đào tạo và Thông tin Dầu khí (CPTI) tổ chức chuyên đề “Petrophysics of Fractured Granite Basement Reservoir”, ngày 02/4/2015, tại Hà Nội.

PGS.TS. Phạm Huy Giao giảng bài tại lớp học.
Đến tham dự chuyên đề các nghiên cứu sinh ngành Kỹ thuật Dầu khí của Viện Dầu khí Việt Nam, các kỹ sư địa chất, địa vật lý, công nghệ mỏ, khoan, khai thác của Trung tâm Nghiên cứu Tìm kiếm Thăm dò và Khai thác Dầu khí, Ban Khoa học Chiến lược, Ban Công nghệ Thông tin, ngoài ra còn có các sinh viên của Trường Đại học Mỏ-Địa chất Hà Nội, cán bộ kỹ thuật thuộc Ban Khai thác, Ban Đào tạo và Phát triển Nhân lực của Tập đoàn Dầu khí. PVT. TS. Nguyễn Hữu Trung và TS. Nguyễn Hồng Minh cũng tham dự và tham gia trao đổi với lớp học.
Chuyên đề được PGS.TS. Phạm Huy Giao với nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về đối tượng đá móng granit, trình bày. PGS. TS. Phạm Huy Giao hiện là điều phối và giảng viên của chương trình Địa thăm dò và Địa công nghệ Dầu khí (Geo-exploration and Petroleum Geoengineering-GEPG), của Học viện Công nghệ Châu Á (AIT). TS. Giao quan tâm nghiên cứu và đã công bố nhiều công trình về phương pháp tính, mô hình hóa, địa vật lý thăm dò, minh giải địa vật lý giếng khoan, vật lý thạch học…
Chuyên đề được chia làm hai phần chính: Phần I giới thiệu về những đặc điểm địa chất, sự hình thành, phá hủy, nứt nẻ,…trong đá granit; Phần II: Giới thiệu chi tiết các tính chất và các phương pháp địa chất, địa vật lý để phân tích đặc điểm vật lý thạch học của đá móng nứt nẻ granit. Song song với bài giảng, giảng viên còn chia sẻ những kinh nghiệm nghiên cứu của mình về đối tượng đá móng granit nứt nẻ chứa dầu tại các khu vực trên thế giới. Một số vấn đề đã được nêu lên mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới và nhận được đông đảo sự quan tâm từ các sinh viên và cán bộ trẻ như: Sự tương đồng và khác nhau giữa đá móng nứt nẻ và đá chứa carbonat?; Mô hình hóa 3D đối tượng đá móng? Tính chất bất đẳng hướng của đá móng? Mối quan hệ giữa độ rỗng và độ thấm trong đá móng? Các thông số đưa vào tính toán độ rỗng, độ bão hòa,… từ tài liệu địa vật lý giếng khoan?
Sau phần bài giảng, phần thảo luận đã diễn ra sôi nổi với nhiều câu hỏi đến từ học viên, PGS.TS. Phạm Huy Giao đã nhiệt tình trả lời, giải đáp và gợi mở ra những hướng nghiên cứu đồng thời chia sẻ với học viên kinh nghiệm sau nhiều năm công tác của mình trong lĩnh vực nghiên cứu đối tượng đá móng granit. Mặc dù với thời lượng ngắn nhưng những kiến thức và kinh nghiệm được truyền đạt thông qua bài giảng và thảo luận trong chuyên đề giảng dạy đã được các cán bộ của Viện và sinh viên đánh giá cao. Sau đây là một số hình ảnh của lớp học.

TS. Nguyễn Hữu Trung – chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu về đá móng nứt nẻ với lớp học.

TS. Nguyễn Hồng Minh – cảm ơn và trao quà lưu niệm cho PGS.TS. Phạm Huy Giao

Các cán bộ và sinh viên tham dự chụp ảnh lưu niệm với PGS. TS. Phạm Huy Giao