Trong 2 tháng đầu năm 2024, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) ghi nhận nhiều điểm sáng với doanh thu tăng trưởng 19% và nộp ngân sách Nhà nước tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023.

Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn và Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng điều hành cuộc họp giao ban trực tuyến với các đơn vị ngày 19/3/2024. 

Trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến tích cực. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn cầu tháng 2 đạt 50,3 điểm, tăng 0,3 điểm so với tháng 1. Trong nước, chỉ số PMI ngành sản xuất tháng 2 tăng 0,1 điểm so với tháng 1, đạt 50,4 điểm, và là tháng thứ 2 liên tiếp đạt trên 50 điểm. Tuy nhiên, những rủi ro về kinh tế vĩ mô, thị trường tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt là lạm phát có dấu hiệu quay trở lại, nợ công toàn cầu tăng mạnh, trong nước tăng trưởng tín dụng thấp, tỷ giá biến động bất lợi (trong 2 tháng đầu năm, tỷ giá VNĐ/USD bình quân tăng 3,9% so với cùng kỳ)…; cùng với đó là các rủi ro do căng thẳng địa chính trị, hệ lụy từ các lệnh trừng phạt, kinh tế toàn cầu phân cực, quy tắc thương mại đa phương bị đe dọa.
Về mặt thị trường, mặc dù giá dầu thô tháng 2 có mức tăng nhẹ so với tháng 1 nhưng vẫn thấp hơn 3,1% so với cùng kỳ năm 2023. Chỉ số giá nhiều mặt hàng sản xuất khác của Petrovietnam giảm và không ổn định: Giá khí đốt giảm mạnh, chạm đáy trong tháng 2/2024 và tiếp tục duy trì ở mức thấp trong nửa đầu tháng 3; giá phân bón bấp bênh (giảm 10% so với cùng kỳ); biên lợi nhuận lọc hóa dầu giảm 15%; cơ chế giá điện đang trong quá trình dự thảo, trình xem xét thay đổi; giá than giảm mạnh (giá than thế giới trong tháng 2/2024 giảm đến 25% so với trung bình tháng 1/2024) ảnh hưởng đến việc tiêu thụ khí cho điện cũng như sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó, huy động khí và điện tiếp tục ở mức thấp, nhiều nhà máy điện khí gần như không được huy động…
Trong tình hình đó, toàn Tập đoàn bám sát các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch được cấp trên giao và Quyết định số 529/QĐ-DKVN của HĐTV Tập đoàn ngày 15/02/2024 về Giao mục tiêu, giải pháp triển khai nhiệm vụ kế hoạch quản trị năm 2024 (Kế hoạch 529); theo dõi chặt diễn biến thị trường: tài chính, các sản phẩm năng lượng để có các giải pháp quản trị, điều hành liên thông từ khai thác đến vận chuyển, chế biến; từ tồn kho đến sản xuất và tổ chức kinh doanh; công tác đảm bảo an ninh, an toàn sản xuất tại tất cả các đơn vị/công trình/nhà máy/giàn khoan đều thực hiện nghiêm túc, thông suốt… nhờ đó các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Tập đoàn tháng 2/2024 đều hoàn thành vượt mức từ 3 – 37% so với kế hoạch.
Tính chung 2 tháng đầu năm, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn đều hoàn thành vượt mức kế hoạch 2 tháng từ 5 – 30%, nổi bật là: khai thác dầu đạt 1,66 triệu tấn, vượt 19% kế hoạch; khai thác khí đạt 1,07 tỷ m3, vượt 30% kế hoạch (nhưng chỉ bằng 87% so với khả năng cung cấp của Tập đoàn); đạm đạt 314 nghìn tấn, vượt 6% kế hoạch, LPG đạt 143 nghìn tấn, vượt 6,8% kế hoạch; xăng dầu (bao gồm sản phẩm NSRP) đạt 2,67 triệu tấn, vượt 8,3% kế hoạch; Polypropylen đạt 29,2 nghìn tấn, vượt 14% kế hoạch. Đặc biệt, có 6 chỉ tiêu sản xuất thực hiện 2 tháng đầu năm tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023, đó là: xăng dầu tăng 23,5%; sản xuất điện tăng 11%; LPG tăng 6,7%; Sản xuất đạm tăng 2,1%; Polypropylen tăng 8,5%; NPK tăng 2,6 lần, góp phần ổn định thị trường và đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế- xã hội đất nước.
Nổi bật, xuất khẩu phân bón của PVFCCo trong 2 tháng đầu năm đã đạt tương đương so với mức của cả năm 2023. Phân bón Cà Mau chính thức xâm nhập sản phẩm vào hai thị trường phân bón khó tính của thế giới là Australia, New Zealand, đồng thời tiếp tục chinh phục chất lượng từ thị trường đã có của châu Mỹ. PV GAS chính thức triển khai cung cấp LNG cho khách hàng công nghiệp từ ngày 15/3/2024. Trong thời gian bảo dưỡng tổng thể Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, BSR vẫn tiếp tục xuất hàng ra thị trường thông qua việc pha chế sản phẩm trên cơ sở các cấu tử, sản phẩm trung gian còn lại tại nhà máy cũng như hợp tác với Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn…
Nhờ thực hiện tốt công tác quản trị biến động nên mặc dù giá các sản phẩm chủ lực của Tập đoàn 2 tháng đầu năm 2024 giảm từ 3 – 15% so với cùng kỳ năm 2023 nhưng tất cả các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn đều hoàn thành vượt mức từ 18 – 48% kế hoạch, tăng trưởng cao so với cùng kỳ. Tổng doanh thu toàn Tập đoàn ước đạt 149,6 nghìn tỷ đồng, vượt 28%, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023; Nộp ngân sách toàn Tập đoàn ước đạt 20,6 nghìn tỷ đồng, vượt 18%, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023.
Cùng với đó, công tác đầu tư được Tập đoàn triển khai tích cực, giá trị thực hiện đầu tư toàn Tập đoàn 2 tháng đạt 3,14 nghìn tỷ đồng, tăng 58,6% so với cùng kỳ năm 2023. Petrovietnam tiếp tục tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư: Đối với Chuỗi dự án Khí điện Lô B – Ô Môn, tích cực đàm phán các thỏa thuận thương mại với các Bên liên quan, với mục tiêu có FID trong tháng 4/2024 theo kế hoạch. Tiến độ tổng thể dự án Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4 đến ngày 29/02/2024 đạt 80,2%, hiện tại đang tích cực triển khai, đảm bảo đưa Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 vào vận hành thương mại trong tháng 12/2024, Nhà máy Điện Nhơn Trạch 4 vào tháng 6/2025.
Tại buổi giao ban, bên cạnh thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh 2 tháng đầu năm 2024, lãnh đạo Petrovietnam và các đơn vị thành viên đã tập trung thảo luận, đánh giá và đưa ra các dự báo về tình hình thị trường trong tháng 3 cũng như các tháng còn lại của năm; từ đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị, giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến các hoạt động, cũng như chủ động tận dụng các cơ hội thị trường.
Phát biểu chỉ đạo, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng ghi nhận, đánh giá cao những kết quả Petrovietnam đã đạt được trong 2 tháng đầu năm 2024. Nhận định những khó khăn, thách thức mà Petrovietnam phải đối diện thời gian tới là rất lớn, đang có dấu hiệu gia tăng, Chủ tịch Tập đoàn đề nghị, Ban điều hành và người đại diện Tập đoàn tại các đơn vị tiếp tục quán triệt mục tiêu kế hoạch quản trị với tinh thần đồng bộ, đồng hành, toàn diện, liên tục, hướng đích, từng bước theo tháng, theo quý hoàn thành kế hoạch quản trị của Tập đoàn, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng cũng chỉ đạo một số nhiệm vụ thời gian tới như: tập trung thúc đẩy hoàn thiện chiến lược, thể chế, cơ chế, chính sách cho sự phát triển của ngành; theo dõi các rủi ro về kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính để có giải pháp ứng phó; tập trung công tác đầu tư, bám sát tiến độ, xử lý các vướng mắc tại các dự án trọng điểm như Lô B, Nhơn Trạch 3 và 4; thúc đẩy các dự án tạo ra các động lực tăng trưởng mới cho Tập đoàn trong tương lai như dự án tại Long Sơn và Vũng Áng; xử lý triệt để vướng mắc tại các dự án, công trình khó khăn như tái cấu trúc DQS, Nghi Sơn…
Kết luận buổi làm việc, Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn đánh giá, doanh thu và nộp ngân sách toàn Tập đoàn trong 2 tháng đầu năm đạt mục tiêu kế hoạch quản trị đề ra và tăng trưởng so với cùng kỳ là điểm sáng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Petrovietnam đạt được kết quả đó trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động bất lợi, đó là sản lượng khai thác dầu, khí, đạt thấp hơn so với kế hoạch do đà suy giảm tự nhiên lớn; tiêu thụ khí và điện khí khó khăn, các cơ chế chính sách về giá, cước phí, bao tiêu, huy động… trong lĩnh vực khí, điện còn nhiều vướng mắc.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch HĐTV Tập đoàn, Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn lưu ý một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tích cực triển khai các giải pháp, duy trì công tác quản trị để thực hiện thành công Kế hoạch 529, nỗ lực hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của tháng 3, Quý I/2024 và các tháng tiếp theo; bám sát, phối hợp với các Bộ, ngành, các cơ quan chức năng liên quan và tập trung chỉ đạo để thúc đẩy hoàn thiện các văn bản pháp quy, trước mắt là tập trung thúc đẩy các cơ chế, chính sách liên quan đến LNG, khí, điện, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm cho sự phát triển xuyên suốt chuỗi hoạt động của Tập đoàn từ thăm dò khai thác đến sản xuất, tiêu thụ; tiếp tục tối ưu hoạt động khai thác, áp dụng các giải pháp hạn chế đà suy giảm sản lượng tự nhiên, cùng với việc thúc đẩy công tác đầu tư, phát triển mỏ để đảm bảo sản lượng khai thác dầu khí; tập trung nguồn lực, bám sát tiến độ các dự án trọng điểm…

Nhân dịp Xuân Giáp Thìn, thay mặt Đảng ủy, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, TS. Lê Mạnh Hùng – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã gửi thư chúc mừng năm mới tới các thế hệ cán bộ, đảng viên, công nhân viên, người lao động Dầu khí.

Năm 2024 có ý nghĩa then chốt quyết định nhằm hoàn thành toàn diện mục tiêu, kế hoạch 5 năm 2021 – 2025 của Petrovietnam. Mặc dù sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, tình hình thế giới và thị trường diễn biến phức tạp hơn, tuy nhiên, Petrovietnam đã xây dựng và đặt ra mục tiêu áp lực, cao hơn so với kế hoạch năm 2023, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng liên tục và phát triển bền vững. Tập đoàn đã sẵn sàng tâm thế bước vào không gian phát triển mới, với sứ mệnh trở thành Tập đoàn công nghiệp năng lượng hàng đầu đất nước và khu vực; phù hợp với xu thế phát triển mới, cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển dịch năng lượng.
Để đạt được những mục tiêu và khát vọng lớn đó, Lãnh đạo Tập đoàn mong rằng, toàn hệ thống chính trị trong Tập đoàn từ Đảng ủy, Hội đồng Thành viên, Ban Tổng Giám đốc đến các ban, đơn vị, đoàn thể cần đồng hành, đồng bộ, liên tục và hướng đích trong việc thực hiện nhiệm vụ năm 2024, triển khai quyết liệt các gói giải pháp với phương châm hành động: “Quản trị biến động – Bổ sung động lực mới – Làm mới các động lực cũ – Tạo nguồn năng lượng mới – Vươn tới những đỉnh cao”. Toàn Tập đoàn tiếp tục duy trì bồi đắp các giá trị văn hóa Petrovietnam, phát huy nguồn lực con người, khoa học công nghệ và không ngừng đổi mới. Chủ tịch HĐTV Tập đoàn tin tưởng rằng, cán bộ, đảng viên, công nhân viên, người lao động Dầu khí với truyền thống Anh hùng, bản lĩnh và ý chí của “những người đi tìm lửa”, tiếp tục đồng tâm hiệp lực cùng Tập đoàn vượt qua mọi thách thức, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chỉ tiêu được giao, đóng góp xứng đáng cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước theo đúng sứ mệnh “Năng lượng cho phát triển”.

Trong năm 2023, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã kiên trì phương châm quản trị biến động, thống nhất tinh thần “Một đội ngũ, một mục tiêu” làm nên 9 dấu ấn nổi bật.

1. Hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh tạo tiền đề cho chiến lược phát triển ổn định, bền vững

– Hoàn thành Đề án điều chỉnh và thay thế Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 23/7/2015 về Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035. Ngày 24/11/2023, Ban Kinh tế Trung ương đã trình Bộ Chính trị xem xét ban hành Nghị quyết mới, tạo điều kiện cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phát triển bền vững.
– Luật Dầu khí năm 2022 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023 và Nghị định số 45/2023/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 1/7/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí là khung pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ để thúc đẩy và phát triển hoạt động dầu khí.
– Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giai đoạn đến hết năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1243/QĐ-TTg ngày 25/10/2023; khẳng định mục tiêu phát triển Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn công nghiệp – năng lượng hàng đầu đất nước và khu vực.
– Kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến hết năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 12/12/2023.
– Hiệp định Liên chính phủ về hoạt động của Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro (VSP) và Russvietpetro (RVP) được Chính phủ Việt Nam phê duyệt tại Nghị quyết số 216/NQ-CP ngày 15/12/2023 và Tổng thống Liên bang Nga ban hành Luật Liên bang phê chuẩn ngày 19/12/2023.
2. Đổi mới công tác quản trị: (i) Hoạch định kế hoạch quản trị với mục tiêu cao, áp lực lớn để thu hút tập trung nguồn lực cùng 6 nhóm giải pháp triển khai tạo động lực tăng trưởng; (ii) Tối ưu quản trị, ứng dụng công nghệ để nâng cao công suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh
– Các chỉ tiêu sản xuất chủ yếu Chính phủ giao đều hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2023 từ 2 – 33%; có 6 chỉ tiêu tăng trưởng so với năm 2022.
– Tối đa hiệu quả và tối ưu chi phí, tiết kiệm từ: nguyên vật liệu, vận hành khai thác, chi phí quản lý/bán hàng, mua sắm trang thiết bị,… năm 2023 đạt 3.072 tỷ đồng, vượt 37% so với kế hoạch.
3. Vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội lập nhiều kỷ lục trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
– Năm 2023, tổng doanh thu toàn Tập đoàn lập kỷ lục mới trong lịch sử hình thành và phát triển, đạt 942,8 nghìn tỷ đồng, tăng 11,6 nghìn tỷ đồng phá kỷ lục của năm 2022 (931,2 nghìn tỷ đồng) trong bối cảnh kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn, sản lượng dầu khí suy giảm và biến động không ổn định của giá dầu thô, giá các sản phẩm dầu khí chủ lực (giảm từ 17 – 30% so với năm 2022).
– Kỷ lục về sản xuất: BSR, PVOIL và PVCFC đạt kỷ lục về sản xuất kể từ khi đi vào hoạt động với 7,3 triệu tấn xăng dầu và 950 nghìn tấn urea.
– Kỷ lục về kinh doanh: PVOIL đạt kỷ lục về kinh doanh với 5,2 triệu m3 xăng dầu và PVGAS đạt kỷ lục về kinh doanh với gần 2,5 triệu tấn LPG.
4. Góp phần quan trọng ổn định, phát triển kinh tế – xã hội của đất nước
– Tổng doanh thu toàn Tập đoàn tương đương 9,2% GDP cả nước; tổng nộp ngân sách nhà nước toàn Tập đoàn chiếm tỷ trọng khoảng 9% tổng thu ngân sách nhà nước năm 2023.
– Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam khẳng định vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng; cân đối vĩ mô và tham gia mạnh mẽ vào bình ổn thị trường; cung cấp nhiên liệu cho an ninh quốc phòng: đáp ứng trên 75% nhu cầu xăng dầu cả nước, đáp ứng trên 73% nhu cầu phân bón cả nước, trên 75% thị phần LPG cả nước và 20% thị phần nội địa trong kinh doanh xăng dầu.
– Tập đoàn dành 750 tỷ đồng thực hiện an sinh xã hội trên mọi miền Tổ quốc.
– Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Petrovietnam có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; các hoạt động của Petrovietnam có ảnh hưởng trọng yếu đối với toàn bộ chuỗi giá trị năng lượng tại Việt Nam.
5. Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, hiệu suất các nhà máy tạo vị thế vững chắc cho chuyển dịch mô hình kinh doanh
– Mở rộng quy mô trong nước , đẩy mạnh hoạt động quốc tế , tạo động lực mới, góp phần quan trọng hình thành hệ thống cơ sở, nền tảng mở rộng quy mô, gia tăng giá trị và tầm ảnh hưởng Petrovietnam trên thị trường thế giới; đặc biệt chủ động nắm bắt cơ hội trong xu hướng chuyển dịch năng lượng để phát triển các sản phẩm mới từng bước chuyển dịch mô hình kinh doanh.
– Hoạt động tại các nhà máy liên tục, an toàn, ổn định, tối ưu công suất, hiệu suất: các nhà máy lọc dầu đạt công suất trung bình 105 – 112%; các nhà máy đạm đạt công suất 114 – 115%; các nhà máy điện luôn sẵn sàng cung cấp với độ khả dụng cao.
6. Công tác quản trị đầu tư tiếp tục chuyển biến, đạt kết quả tích cực
– Quản trị tốt danh mục đầu tư trong tất cả 5 lĩnh vực, tập trung các nguồn lực đầu tư vào các dự án có hiệu quả cao; rà soát kế hoạch đầu tư, đẩy mạnh công tác giám sát đầu tư, ưu tiên nguồn vốn cho các dự án cấp bách. Giá trị thực hiện đầu tư đạt 31,8 nghìn tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2022 (25,6 nghìn tỷ đồng).
– Hoàn thành đưa vào vận hành thương mại và đẩy nhanh tiến độ nhiều dự án trọng điểm: Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 được hồi sinh, hoàn thành và đưa vào hoạt động; vận hành Kho cảng LNG Thị Vải 1 triệu tấn/năm; Ký kết các hợp đồng EPC dự án phát triển mỏ thuộc Chuỗi dự án khí – điện Lô B sau quá trình chuẩn bị nhiều năm. Hoàn thành đưa vào khai thác sớm 4 mỏ/công trình dầu khí .
– Có 2 phát hiện dầu khí mới – ghi nhận dấu mốc quan trọng có 2 phát hiện dầu khí mới trong một năm.
7. Công tác chuyển đổi số góp phần nâng cao giá trị, từng bước hình thành nền tảng số đồng bộ
– Petrovietnam đã hoàn thành số hóa toàn bộ các văn bản và thường xuyên cập nhật trên các ứng dụng AI và tích hợp hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP).
– Petrovietnam và các đơn vị thành viên đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số; Xây dựng cơ sở dữ liệu, bản đồ tổng thể cơ sở dữ liệu của Petrovietnam (Data-Model Map/Architecture) và kết nối các hệ thống ứng dụng trên nền tảng công nghệ thông tin; xây dựng các nhà máy thông minh; nâng cao trải nghiệm khách hàng; gia tăng sức cạnh tranh và đạt được những lợi ích thiết thực .
8. Đổi mới sáng tạo, bổ sung các động lực tăng trưởng mới
– Phát triển chuỗi liên kết giá trị trong hệ sinh thái Petrovietnam góp phần tích cực cho các đơn vị thành viên cùng nhau nghiên cứu các giải pháp nhằm tối đa nguồn lực, đổi mới sáng tạo để phát triển các sản phẩm mới. Trong đó nổi bật: BSR đã nghiên cứu, sản xuất và xuất bán thành công 3 sản phẩm mới: BOPP, RFCC Naphtha, MixC4 và tối đa chỉ số RON để tăng sản lượng xăng Mogas 95; PVChem phát triển các sản phẩm hóa chất, hóa dầu có giá trị cao, thân thiện với môi trường như sản xuất PP Filler Masterbatch/ Compound từ bột PP. Với tổng số 17 sáng kiến cấp Tập đoàn, 471 sáng kiến cấp cơ sở áp dụng vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh đã mang lại giá trị trên 1.246 tỷ đồng.
– Tập đoàn tập trung đánh giá, nghiên cứu xu hướng chuyển dịch sang năng lượng xanh. Trong đó hướng tới điện gió ngoài khơi để phát triển lĩnh vực công nghiệp năng lượng của Petrovietnam. PTSC đã cụ thể hóa chủ trương phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo, hợp tác với Sembcorp Utilities Ltd (SCU) đầu tư xuất khẩu điện sang Singapore từ nguồn năng lượng tái tạo ngoài khơi tại Việt Nam; và tích cực mở rộng cơ hội hợp tác, xây dựng chuỗi cung ứng trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi nói riêng và năng lượng tái tạo ngoài khơi nói chung tại Đài Loan (Trung Quốc) tiến tới mở rộng ra các nước trong khu vực.
9. Tái tạo văn hóa Petrovietnam, nâng cao giá trị thương hiệu
– Thực hiện tái tạo văn hóa Petrovietnam đi trước, tạo đà cho tái tạo kinh doanh, mở đường định hướng chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Hệ giá trị cốt lõi của văn hóa dầu khí “Khát vọng – Trí tuệ – Chuyên nghiệp – Nghĩa tình” được thấm sâu trong đời sống doanh nghiệp.
– Năm 2023, giá trị thương hiệu Petrovietnam đạt gần 1,4 tỷ USD (tăng gấp 3 lần so với năm 2019) với chỉ số sức mạnh thương hiệu ở mức AA-. Năm thứ 4 liên tiếp PVN góp mặt trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam. Năm thứ 15 liên tiếp Petrovietnam góp mặt trong Top 3 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
– Năm thứ 5 liên tiếp Petrovietnam được tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Fitch Ratings đánh xếp hạng tín nhiệm độc lập ở mức BB+ đã phản ánh chính xác về tình hình kinh doanh và tài chính vững mạnh của Petrovietnam với mức độ liên kết cao trong các lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn.

 

Ngày 18/12/2023, Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) đã tổ chức Hội nghị người lao động, tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Tham dự Hội nghị có đồng chí Phạm Xuân Cảnh – Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; đồng chí Trần Quang Dũng – Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy, Trưởng Ban Truyền thông và Văn hóa Doanh nghiệp Tập đoàn; đồng chí Vũ Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam; đại diện các ban/văn phòng Tập đoàn…

Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trao tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua và Bằng khen của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp cho các tập thể và cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác

Trong năm 2023, VPI đã tập trung triển khai các chương trình nghiên cứu dài hạn: “Nghiên cứu cơ bản bổ sung, nghiên cứu ứng dụng đánh giá tiềm năng, gia tăng trữ lượng dầu khí bằng công nghệ mới và các giải pháp kỹ thuật công nghệ tiên tiến để phát triển, khai thác các mỏ dầu khí đảm bảo hiệu quả kinh tế”; “Nghiên cứu, phát triển sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, phân phối và sử dụng hiệu quả hydro”; “Phát triển và ứng dụng công nghệ thu hồi, tàng trữ và sử dụng CO2 tại các cơ sở sản xuất của Tập đoàn”; chủ động, tích cực tham gia vào các chuỗi giá trị liên kết giữa các đơn vị đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hình thành (nghiên cứu xây dựng chiến lược làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi; nghiên cứu sản xuất CNT-graphene từ nguồn khí giàu CH4, cung cấp dung dịch nano phân tán để sản xuất dầu nhờn động cơ diesel cao cấp 4T nano graphene…).
Về công tác phát triển sản phẩm thương mại, đăng ký bản quyền quốc tế, VPI đã được Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) cấp Bằng sáng chế số US2023/0264954A1 cho sáng chế “Method and system for reforming CO2 rich natural gases into syngas using cold plasma device coupled in series to a separate catalyst reforming reactor” (Phương pháp và hệ thống cho quá trình reforming chuyển hóa khí tự nhiên giàu CO2 thành khí tổng hợp, có tích hợp thiết bị plasma lạnh tiền xử lý khí), Bằng sáng chế số US2023/0227378A1 cho sáng chế “Smart fertilizers and method of manufacturing and using the same” (Phương pháp sản xuất và sử dụng phân bón thông minh).

VPI đang hình thành và phát triển hệ sinh thái sáng tạo cho ngành Dầu khí Việt Nam

Đồng thời, VPI đang hình thành và phát triển hệ sinh thái sáng tạo cho ngành Dầu khí Việt Nam, trong năm 2023 đã triển khai thử nghiệm 1 công nghệ mới (thử nghiệm chất khử nhũ VPI-Demul trong quá trình xử lý dầu mỏ Bạch Hổ); được cấp 5 giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả (Phần mềm tích hợp biểu diễn và dự báo giá dầu thô Dated Brent trên nền tảng Power Platform; Ebook Sáng tạo sản phẩm số – Ai cũng dùng AI – Ứng dụng Power BI Service và AutoML trong lĩnh vực dầu khí; Phần mềm cơ sở dữ liệu các quá trình công nghệ hoá học; Phần mềm quản lý, theo dõi chế độ làm việc và phát hiện bất thường của giếng khai thác dầu khí; Phần mềm báo cáo số sinh địa tầng phân tập và môi trường trầm tích); có 3 sản phẩm nghiên cứu được thương mại hóa gồm: Báo cáo số (phân tích số thị trường LPG, thị trường khí Việt Nam, nguồn phát thải CO2 tại Việt Nam); Phân tích số (thị trường LPG, dự báo giá dầu); cung cấp dung dịch nano phân tán cho dầu bôi trơn động cơ…
Bên cạnh đó, VPI tiếp tục mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ ra ngoài ngành và thế giới cho các dịch vụ: phân tích mẫu nước nhiễm xăng/dầu; lập bản đồ số quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt quốc gia; chính sách quản lý, kỹ thuật tham gia thị trường carbon; đánh giá sơ bộ và xác định khu vực chôn lấp CO2 tiềm năng để giải phát thải đối với các lĩnh vực khó thu hồi CO2 tại Việt Nam; xây dựng chiến lược hydrogen quốc gia…

Đồng chí Phạm Xuân Cảnh – Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Phạm Xuân Cảnh – Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đánh giá cao kết quả toàn diện VPI đạt được trong năm 2023, có sự phát triển về chất và tiến bộ hơn rất nhiều. Đặc biệt, VPI đã tích cực hỗ trợ Tập đoàn và các đơn vị thành viên thúc đẩy chuyển dịch năng lượng và chuyển đổi số, cần tăng cường phát huy trong thời gian tới. Việc VPI mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ đã khẳng định vị trí, vai trò, tiềm năng, tiềm lực của ngành Dầu khí, của VPI; đồng thời tạo cơ hội để VPI “tự trưởng thành, tự vươn lên”, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ nghiên cứu khoa học đào tạo, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động.
Nhấn mạnh các cơ hội đối với VPI trong năm 2024, Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam yêu cầu VPI cần chủ động hỗ trợ, tư vấn cho các cơ quan Nhà nước và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển ngành Dầu khí/chiến lược phát triển Tập đoàn, quy hoạch phát triển ngành/lĩnh vực,… dựa trên hai yếu tố nền tảng là năng lượng mới và chuyển đổi số.
Khẳng định VPI có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Petrovietnam, Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam yêu cầu VPI tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động, hoàn thiện cơ chế hoạt động phù hợp theo quy định (Quyết định số 1243/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/10/2023); đồng thời cần nắm rõ ý nghĩa tự chủ tài chính với cơ chế tài chính thông thoáng hơn, để VPI làm tốt hơn nhiệm vụ của mình và có sự phát triển bứt phá trong giai đoạn tới.
Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đề nghị VPI chủ động đề xuất các nghiên cứu mới, nắm bắt các cơ hội để phát triển; chú trọng nghiên cứu tiềm năng khoáng sản dưới đáy biển, trên cơ sở đó hình thành và triển khai các chương trình nghiên cứu dài hạn…

TS. Vũ Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam đánh giá cao hoạt động của Công đoàn VPI trong năm 2023.

Về các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024, Viện trưởng VPI Nguyễn Anh Đức cho biết thêm VPI sẽ tập trung nghiên cứu xây dựng mô hình hoạt động để thực hiện có hiệu quả, đáp ứng chiến lược nghiên cứu và phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học dài hạn; các nghiên cứu có giá trị lớn mang tính đột phá, phù hợp với chiến lược, định hướng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Đồng thời, VPI đẩy mạnh công tác phát triển sản phẩm thương mại từ các nghiên cứu, đăng ký bản quyền trong nước và quốc tế; mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ ra ngoài ngành và thế giới; triển khai chuyển đổi số, hệ thống ERP, xây dựng chiến lược tổng thể với việc xác định tầm nhìn số có lộ trình triển khai cụ thể và tích hợp, đồng bộ thông tin/dữ liệu hóa sản xuất kinh doanh với Tập đoàn.

TS. Vũ Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam trao tặng Bằng khen và cúp của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Công đoàn Dầu khí Việt Nam cho các tập thể và cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong chương trình “1 triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo”.

Tại Hội nghị, Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã trao tặng Bằng khen của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp cho các tập thể và cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác. Lãnh đạo Công đoàn Dầu khí Việt Nam đã trao tặng Cờ thi đua cho Công đoàn Cơ sở VPI; trao tặng Bằng khen cho 1 tập thể và 3 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh năm 2023; trao tặng Bằng khen và cúp của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Công đoàn Dầu khí Việt Nam cho các tập thể và cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong chương trình “1 triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo”.

TS. Vũ Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam trao tặng Cờ thi đua cho Công đoàn Cơ sở VPI; Bằng khen cho 1 tập thể và 3 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh năm 2023

Cũng tại Hội nghị, Viện Dầu khí Việt Nam đã phát động phong trào thi đua năm 2024, kêu gọi toàn thể cán bộ, người lao động VPI với phương châm hành động “Đoàn kết – Kỷ cương – Sáng tạo – Hiệu quả” cùng 2 nét văn hóa “Tự học hỏi, tự hoàn thiện bản thân”, “Đồng cảm, hợp tác” tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết và nỗ lực cao nhất, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong năm 2024, xây dựng, vận hành và phát triển nền tảng sáng tạo dầu khí, giúp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tận dụng tối đa các nguồn lực, lợi thế cạnh tranh để thực hiện chuyển dịch năng lượng và chuyển đổi số, đảm bảo phát triển hiệu quả, ổn định và bền vững, đồng thời tận dụng cơ hội tạo ra các bước phát triển đột phá.

Ông Lê Ngọc Anh – Giám đốc dữ liệu của VPI trình bày tham luận “Ai cũng dùng AI để tăng năng suất và chất lượng”

 

 

 

 

Nhân kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ đã tổ chức chương trình gặp mặt đại diện doanh nhân Việt Nam. Vinh dự tham gia sự kiện này, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Lê Mạnh Hùng đã báo cáo với Thường trực Chính phủ về nỗ lực vượt qua thách thức của Petrovietnam trong thời gian qua, đặc biệt là kết quả triển khai 2 nhóm giải pháp chính: “Tái tạo văn hóa Petrovietnam” và “Đổi mới công tác quản trị, nâng cao hiệu quả và dịch chuyển mô hình kinh doanh”.

Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Lê Mạnh Hùng báo cáo với Thường trực Chính phủ về nỗ lực vượt qua thách thức của Petrovietnam

Ngay sau khi nước nhà độc lập, ngày 13/10/1945, Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã gửi thư cho giới Công Thương, sau này trở thành Ngày Doanh nhân Việt Nam; đây thể hiện sự thấu hiểu của Bác đối với nỗi khó khăn, vất vả và ghi nhận vai trò của doanh nhân cũng như giới kinh thương Việt Nam. Hôm nay, Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Chính phủ trong bộn bề công việc của mình cũng dành thời gian gặp gỡ, động viên doanh nhân Việt Nam. Đây cũng là một động lực to lớn để doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần vượt qua muôn vàn khó khăn để tồn tại và phát triển, đóng góp lớn cho quốc gia, dân tộc.
Có thể nói, trong sự nghiệt ngã, khốc liệt của thương trường, doanh nghiệp muốn phát triển, trường tồn, sau khi sinh ra, trưởng thành phải liên tục cải tiến, đổi mới; tái cấu trúc theo chu kỳ, thậm chí tái tạo và tái lập. Petrovietnam cũng vậy, ra đời từ Đoàn thăm dò dầu lửa 36 ngày 27/11/1961, nay đã 62 năm truyền thống, trong thời gian ấy, Petrovietnam đã phát triển và trưởng thành, có đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, có giai đoạn do sự phát triển nóng, xa rời cốt lõi và bị tổn thương văn hóa cùng với tác động từ môi trường kinh doanh như giá dầu giảm sâu, phạm vi hoạt động… đã dẫn đến khó khăn, khủng hoảng kéo dài. Năm 2017, Petrovietnam đã từng báo cáo Thủ tướng Chính phủ bức tranh tài chính, dự báo đến năm 2019, Petrovietnam sẽ bị mất cân đối dòng tiền, lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn. Trong hoàn cảnh đó, cùng với sự quan tâm, chỉ đạo, chấn chỉnh và giúp đỡ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là công tác cán bộ, Petrovietnam đã thực hiện công cuộc cải tổ toàn diện. Tôi xin được chia sẻ 2 nhóm giải pháp chính:
Việc ưu tiên, tập trung thực hiện trước hết đó là “Tái tạo Văn hóa Petrovietnam”. Với mục tiêu tái tạo văn hóa để củng cố và tạo đà cho tái tạo kinh doanh. Ngày 27/11/2019, Petrovietnam chính thức phê duyệt Đề án Tái tạo Văn hóa Petrovietnam, trên cơ sở tư tưởng cốt lõi bao gồm: Mục đích cốt lõi và Hệ giá trị cốt lõi, tiến hành sàng lọc, loại bỏ văn hóa xấu độc; cập nhật, bổ sung văn hóa tiến bộ, hiện đại cùng các giải pháp đồng bộ, cụ thể như hình thành 7 thói quen hiệu quả,… Sau hơn 4 năm kiên trì tổ chức thực hiện, đến nay cơ bản đã củng cố và phát triển Văn hóa nền tảng và Văn hóa bản sắc của Petrovietnam gắn với hệ giá trị cốt lõi là “Khát vọng – Trí tuệ – Chuyên nghiệp – Nghĩa tình”, lấy lại được niềm tin của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của người lao động và xã hội, góp phần đưa Giá trị thương hiệu Petrovietnam đạt gần 1,4 tỷ USD (tăng 3 lần so với năm 2019).
Việc thứ hai là: Đổi mới công tác quản trị, nâng cao hiệu quả và dịch chuyển mô hình kinh doanh. Trên cơ sở định hướng của Đảng, Nhà nước; mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội đất nước, thực tiễn hoạt động, các xu hướng lớn, Petrovietnam đã cập nhật chiến lược và hoàn chỉnh đồng bộ Đề án tái cấu trúc; điều chỉnh mô hình quản trị tinh gọn, giảm trung gian; phân công, phân cấp, phân quyền theo hướng cấp nào nắm việc rõ nhất thì cấp đó chịu trách nhiệm ra quyết định quản trị; Tổ hợp, chuẩn mực hóa Hệ thống quy chế quản trị giảm xuống còn 140 quy chế, chia làm 6 Bộ theo lĩnh vực, được số hóa toàn bộ, từng bước tối ưu, cập nhật trên cơ sở ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Xây dựng và đưa vào thực tiễn Bộ giải pháp và quản trị biến động để ứng phó với những thay đổi nhanh; triển khai đồng bộ Quản trị danh mục đầu tư tài chính và danh mục đầu tư phát triển theo Mô hình Công ty mẹ Holding kết hợp điều hành; tổ chức, hình thành các chuỗi liên kết trong Hệ sinh thái Petrovietnam, đến nay đã đưa 24 chuỗi giá trị, chuỗi liên kết vào hoạt động, phát huy hiệu quả rất tích cực…
Kết quả của việc thực hiện các nhóm giải pháp trên, mô hình kinh doanh của Petrovietnam đã được dịch chuyển theo hướng bền vững hơn, cơ cấu doanh thu, lợi nhuận giữa các lĩnh vực ổn định, tăng trưởng, không còn chỉ dựa vào lĩnh vực khai thác dầu khí nữa. Kết quả sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng trung bình so với giai đoạn 2016-2020; từ năm 2021 đến tháng 6/2023, tổng doanh thu đạt 2.117 nghìn tỷ đồng, tăng 30%; nộp ngân sách nhà nước đạt 349,12 nghìn tỷ đồng, tăng 40%; lợi nhuận đạt 152,6 nghìn tỷ đồng, tăng 60%; tiết giảm chi phí đạt 13.792 tỷ đồng; đặc biệt là thu nhập người lao động tăng 18,2%. Trong bối cảnh vô cùng khó khăn năm 2020 (khi giá dầu -37,63USD), Petrovietnam là một trong số ít công ty dầu khí trên thế giới đã vượt qua và có lợi nhuận gần 20.000 tỷ đồng; năm 2021 đã phục hồi so với trước đại dịch Covid-19; năm 2022 đạt nhiều kỷ lục, hoàn thành nhiều công trình lớn, đạt nhiều giải thưởng KHCN; năm 2023 sau 9 tháng hoạt động, tổng doanh thu toàn Tập đoàn ước đạt 655 nghìn tỷ đồng, vượt 30% kế hoạch 9 tháng, hoàn thành 97% kế hoạch năm; Nộp ngân sách toàn Tập đoàn ước đạt 105,4 nghìn tỷ đồng, vượt 35% kế hoạch năm 2023; Lợi nhuận trước thuế hợp nhất Tập đoàn vượt 17% kế hoạch năm.
Để đạt được kết quả nêu trên, ngoài những nỗ lực, cố gắng của 6 vạn cán bộ, đảng viên, người lao động, Petrovietnam còn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Ban, Bộ, ngành Trung ương, sự hỗ trợ, giúp đỡ của cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam.
Thời gian tới, với mục tiêu trở thành Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia, giữ vai trò trụ cột trong bảo đảm an ninh năng lượng và trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước những khó khăn lớn như xu hướng dịch chuyển năng lượng, địa chính trị phức tạp, biến động của thị trường,… Petrovietnam mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo và hỗ trợ của Đảng, Chính phủ, các Bộ, Ban, ngành Trung ương và địa phương để giữ đà phát triển bền vững, đạt được những thành công và thắng lợi mới, tiếp tục đóng góp xứng đáng cho sự phát triển của đất nước với vai trò là một tập đoàn công nghiệp năng lượng hàng đầu quốc gia.

Trong 7 tháng đầu năm 2023, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã xuất sắc hoàn thành vượt mức kế hoạch cả năm 2023 ở chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước, về đích trước kế hoạch 5 tháng.

Giàn khai thác mỏ Sư Tử Trắng

Tình hình quốc tế, khu vực và trong nước 7 tháng đầu năm nay đều cho thấy khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội và xấu hơn rất nhiều so với những dự báo đưa ra từ đầu năm. Tăng trưởng toàn cầu thấp; cầu tiêu dùng yếu; hàng rào bảo hộ gia tăng; thị trường tài chính có nhiều biến động, chính sách thắt chặt tiền tệ được áp dụng ở nhiều quốc gia; xuất hiện những thách thức mới về an ninh lương thực toàn cầu; gián đoạn chuỗi cung ứng, gián đoạn kinh tế; thị trường năng lượng nhiều biến động, giá và sức cầu đều diễn biến tiêu cực do sức ép từ tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu kém. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho nền kinh tế, giữ vững mục tiêu tăng trưởng của năm 2023.

Là tập đoàn kinh tế, năng lượng hàng đầu của đất nước, Petrovietnam tập trung hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được Chính phủ giao, đóng góp tích cực cho nền kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp quản trị điều hành theo phương châm “Quản trị biến động, Mở rộng quy mô, Tăng tốc chuyển đổi số, Dịch chuyển mô hình, Nâng cao năng suất, Tái tạo kinh doanh”, Petrovietnam đã đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn, ổn định, hiệu quả cao. Các chỉ tiêu sản xuất trong 7 tháng đầu năm đều vượt kế hoạch và ở mức cao, cung cấp cho thị trường các sản phẩm chiến lược: khí, điện, đạm, xăng dầu…

Đặc biệt, Petrovietnam hoàn thành vượt mức cao các chỉ tiêu tài chính, trong đó chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước tháng 7/2023 đạt 12,2 nghìn tỷ đồng, vượt hơn 2 lần so với kế hoạch tháng. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2023, Petrovietnam đã nộp ngân sách Nhà nước 78,31 nghìn tỷ đồng, vượt 62% kế hoạch 7 tháng và đạt 100,02% kế hoạch năm 2023, về đích trước kế hoạch năm 5 tháng.

Ngày 12/7/2023, Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia đã họp đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia “Nghiên cứu, ứng dụng thử nghiệm công nghiệp và đánh giá hiệu quả thực tế giải pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu cho một đối tượng đại diện thuộc tầng trầm tích lục nguyên của bể Cửu Long”, mã số ĐTĐL.CN-28/19 do TS. Nguyễn Minh Quý làm chủ nhiệm, Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) chủ trì thực hiện.

Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia đã họp đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia “Nghiên cứu, ứng dụng thử nghiệm công nghiệp và đánh giá hiệu quả thực tế giải pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu cho một đối tượng đại diện thuộc tầng trầm tích lục nguyên của bể Cửu Long”.

Nhóm tác giả đã nghiên cứu khảo sát hiện trạng công trình biển tại khu vực thử nghiệm; thiết kế và cải hoán hệ thống thiết bị đáp ứng yêu cầu phục vụ thử nghiệm. Hệ thống thiết bị được thực hiện chạy thử, nghiệm thu đáp ứng các tiêu chí an toàn , chất lượng và tương thích với hệ thống sẵn có với các thông số: Áp suất làm việc tới 500 atm; công suất làm việc lên tới 5.024 thùng/ngày; không tương tác với hóa phẩm, nước bơm ép và chịu được ăn mòn.
VPI đã phối hợp với Liên doanh Việt – Nga “Vietsovpetro” thực hiện bơm ép toàn bộ 100 tấn hóa phẩm VPI SP vào giếng 1609/BK16 an toàn và hiệu quả, sau đó giếng được đưa trở lại làm việc và duy trì chế độ làm việc ban đầu; xây dựng kế hoạch, theo dõi chỉ số làm việc giếng, lấy mẫu chất lưu tại khu vực thử nghiệm định kỳ và thực hiện phân tích nhằm đánh giá tính chất và hiệu quả tương tác của hóa phẩm giúp tăng cường thu hồi dầu…
Hội đồng nghiệm thu đánh giá rất cao các kết quả đã đạt được của Đề tài, đặc biệt là kết quả thử nghiệm công nghiệp hóa phẩm nâng cao hệ số thu hồi dầu VPI SP tại giếng 1609/BK16 mỏ Bạch Hổ. Kết quả tính toán sơ bộ sau 6 tháng kể từ khi sử dụng hoá phẩm VPI SP cho thấy giải pháp này mang lại hiệu quả tích cực.
Động thái khai thác các giếng trong khu vực thử nghiệm cho thấy hệ hóa phẩm vẫn đang tiếp tục có hiệu ứng tích cực, giúp gia tăng thu hồi dầu trong thời gian tới (dự kiến sẽ kéo dài trong 2 năm). Nhóm nghiên cứu của VPI đã xây dựng phương án công nghệ, đánh giá hiệu quả kinh tế khi áp dụng hệ hóa phẩm VPI SP cho đối tượng Miocene trên phạm vi toàn mỏ Bạch Hổ, đồng thời đề xuất cơ chế ưu đãi khuyến khích áp dụng các giải pháp IOR/EOR, xem xét áp dụng công nghệ bơm ép hóa phẩm VPI SP với quy mô lớn (toàn mỏ) hoặc các khu vực, đối tượng tiềm năng nhằm gia tăng hệ số thu hồi dầu.
Theo ý kiến của các chuyên gia, có thể mở rộng phạm vi ứng dụng giải pháp công nghệ nâng cao hệ số thu hồi dầu bằng hóa phẩm VPI SP do VPI nghiên cứu và phát triểncho các đối tượng khai thác trong mỏ Bạch Hổ cũng như các mỏ dầu khí đang khai thác tại bể Cửu Long, thềm lục địa Việt Nam. Nghiên cứu này càng có ý nghĩa khi các mỏ dầu ngoài khơi có điều kiện nhiệt độ và áp suất vỉa cao, tính chất phức tạp về cấu trúc địa chất, mức độ bất đồng nhất của vỉa chứa, hàm lượng khoáng hóa trong nước vỉa cao… trong khi các sản phẩm nâng cao hệ số thu hồi dầu trên thế giới chưa đáp ứng được yêu cầu hoặc số ít sản phẩm có thể sử dụng được nhưng lại có giá thành cao.
Kết luận cuộc họp, Chủ tịch Hội đồng PGS.TS. Trần Đình Kiên cho biết Hội đồng đánh giá cao các kết quả nghiên cứu. Đây là đề tài mang tính ứng dụng và thực tiễn cao, Hội đồng kiến nghị VPI tiếp tục phát huy, hoàn thiện kết quả thương mại hóa công nghệ sản phẩm và nhất trí nghiệm thu đề tài đạt các yêu cầu đề ra.
Viện trưởng VPI Nguyễn Anh Đức đại diện đơn vị chủ trì cảm ơn các ý kiến góp ý của Hội đồng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Liên doanh Việt – Nga “Vietsovpetro” đã tạo điều kiện và hỗ trợ cho nhóm tác giả trong quá trình triển khai nghiên cứu này. Đây là nghiên cứu đầu tiên VPI thực hiện theo 1 chu trình khép kín từ phòng thí nghiệm, sản xuất hóa phẩm ở quy mô pilot và ứng dụng thử nghiệm thực tế, với mục tiêu thu được tài nguyên của đất nước hiệu quả hơn trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng. Dựa trên kết quả đã thu được, VPI và Vietsovpetro đang tích cực trao đổi và nghiên cứu nhằm mở rộng quy mô áp dụng cho đối tượng Miocene toàn mỏ Bạch Hổ và đối tượng tiềm năng khác.

“Nghiên cứu, ứng dụng thử nghiệm công nghiệp và đánh giá hiệu quả thực tế giải pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu cho một đối tượng đại diện thuộc tầng trầm tích lục nguyên của bể Cửu Long” là đề tài thứ 3 trong Cụm nhiệm vụ cấp Quốc gia Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho VPI chủ trì thực hiện. Kết quả nghiên cứu từ đề tài này đã giúp VPI giành giải Nhất Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2022 với cụm công trình “Nghiên cứu, lựa chọn giải pháp và phát triển, ứng dụng công nghệ nâng cao hệ số thu hồi dầu cho đối tượng trầm tích lục nguyên của các mỏ dầu tại bể Cửu Long, thềm lục địa Việt Nam”.

Ngày 31/5/2023, Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức Lễ tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam (VIFOTEC), giải thưởng WIPO năm 2022. Ban Tổ chức đã trao giải Nhất và Biểu trưng vàng sáng tạo cho Cụm công trình “Nghiên cứu, lựa chọn giải pháp và phát triển, ứng dụng công nghệ nâng cao hệ số thu hồi dầu cho đối tượng trầm tích lục nguyên của các mỏ dầu tại bể Cửu Long, thềm lục địa Việt Nam” do Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) chủ trì thực hiện. VPI đã cùng với Liên doanh Việt – Nga “Vietsovpetro” tiến hành thử nghiệm công nghiệp quy mô nhỏ hóa phẩm nâng cao hệ số thu hồi dầu (VPI SP) vào khu vực thử nghiệm tại mỏ Bạch Hổ, giúp gia tăng sản lượng khai thác.

Tiến sĩ Nguyễn Minh Quý – Phó Viện trưởng VPI, ThS. Phạm Trường Giang và ThS. Hoàng Long đại diện nhóm tác giả nhận Bằng khen của Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Biểu trưng vàng sáng tạo cho Cụm công trình.

Trong bối cảnh sản lượng khai thác dầu khí trong nước có xu hướng suy giảm (do một số mỏ lớn đang ở giai đoạn khai thác cuối đời mỏ, các mỏ mới phát hiện chủ yếu là mỏ nhỏ, cận biên, điều kiện khai thác khó khăn…), việc triển khai các nghiên cứu thử nghiệm và áp dụng công nghệ nâng cao hệ số thu hồi dầu (EOR) trở thành vấn đề cấp thiết.
Trên thực tế, việc áp dụng các công nghệ nâng cao hệ số thu hồi dầu luôn tiềm ẩn rủi ro về kỹ thuật và hiệu quả kinh tế do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: thông tin địa chất, đặc trưng vỉa chứa, công nghệ mỏ, công nghệ khai thác, cơ sở hạ tầng của khu vực, giá dầu, chi phí…
Vì vậy, VPI đã tập trung nguồn lực để nghiên cứu và đánh giá các thông số vỉa chứa cho từng đối tượng áp dụng công nghệ nâng cao hệ số thu hồi dầu từ địa chất – địa vật lý đến công nghệ mỏ, thiết bị lòng giếng, công nghệ khai thác và hệ thống thu gom, xử lý khu vực thử nghiệm… Bên cạnh đó, tính toán hiệu quả kinh tế cũng được VPI đánh giá chi tiết để có thể lựa chọn được giải pháp công nghệ có tính khả thi, phù hợp với từng đối tượng, từng mỏ đang khai thác.
Đối với bể Cửu Long, VPI đã nghiên cứu xây dựng phương án tổng thể các giải pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu cho trầm tích lục nguyên trên phạm vi toàn bể, đồng thời nghiên cứu chế tạo các tác nhân hóa, khí để đáp ứng các điều kiện công nghệ kỹ thuật của các mỏ thuộc đối tượng trầm tích bể Cửu Long.
Theo kết quả tính toán sơ bộ, trong trường hợp các biện pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu được áp dụng tổng thể có thể nâng cao hệ số thu hồi từ 1,5 – 2%, tổng sản lượng dầu gia tăng có thể đạt từ 50 – 150 triệu thùng, giúp tối ưu khai thác tài nguyên và có đóng góp lớn về hiệu quả kinh tế.
VPI cho biết đã được Bộ Khoa học và Công nghệ giao chủ trì thực hiện cụm nhiệm vụ cấp Quốc gia gồm 3 đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn các giải pháp công nghệ và thực nghiệm đánh giá các tác nhân nâng cao hệ số thu hồi dầu cho đối tượng trầm tích lục nguyên của các mỏ dầu thuộc bể Cửu Long”; “Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của các giải pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu và chế tạo hệ hóa phẩm quy mô pilot áp dụng cho đối tượng đại diện thuộc tầng trầm tích lục nguyên của bể Cửu Long”; “Nghiên cứu, ứng dụng thử nghiệm công nghiệp và đánh giá hiệu quả thực tế giải pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu cho một đối tượng đại diện thuộc tầng trầm tích lục nguyên của bể Cửu Long”.
Kết quả nhóm tác giả đã xây dựng được phần mềm đánh giá lựa chọn các giải pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu (VPI EOR Screening) phù hợp cho mỏ, đối tượng khai thác dầu tại Việt Nam. Đây là phần mềm đầu tiên của Việt Nam trong lĩnh vực nâng cao hệ số thu hồi dầu giúp sàng lọc giải pháp phục vụ nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Bên cạnh đó, VPI đã nghiên cứu xây dựng được mô hình mô phỏng địa chất và khai thác cho đối tượng áp dụng giải pháp công nghệ nâng cao thu hồi dầu; ứng dụng công nghệ 4.0 trong quá trình mô phỏng khai thác mỏ, mô phỏng cơ chế của các giải pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu (như mô phỏng tích hợp, mô phỏng đa thành phần, mô phỏng đường dòng… trong mô phỏng khai thác).
Nhóm tác giả đã nghiên cứu, tối ưu hệ hóa phẩm nâng cao hệ số thu hồi dầu trong phòng thí nghiệm, phù hợp với các đặc điểm phức tạp về địa chất và khai thác dầu khí, an toàn với môi trường biển tại Việt Nam và giảm phát thải carbon. Trên cơ sở đó, VPI đã thiết kế và chế tạo thành công hệ thống thiết bị và sản xuất 100 tấn hóa phẩm nâng cao hệ số thu hồi dầu VPI SP quy mô 4 tấn/ngày để phục vụ thử nghiệm công nghiệp và đánh giá hiệu quả thực tế, là tiền đề cho việc ứng dụng tổng thể trên phạm vi toàn mỏ Bạch Hổ.
Điểm nhấn quan trọng nhất của cụm công trình nghiên cứu này là VPI đã cùng với Liên doanh Việt – Nga “Vietsovpetro” tiến hành bơm ép thử nghiệm hóa phẩm VPI SP vào khu vực thử nghiệm tại mỏ Bạch Hổ, giúp gia tăng sản lượng khai thác. Kết quả thử nghiệm công nghiệp tại mỏ (tầng chứa Miocen dưới, mỏ Bạch Hổ) cho hiệu quả rất tốt, vượt mục tiêu đặt ra ban đầu, với tổng sản lượng khai thác dầu gia tăng sau 6 tháng đạt 2,7 nghìn tấn dầu.
Nghiên cứu này càng có ý nghĩa khi các mỏ dầu ngoài khơi có điều kiện nhiệt độ và áp suất vỉa cao, tính chất phức tạp về cấu trúc địa chất, mức độ bất đồng nhất của vỉa chứa, hàm lượng khoáng hóa trong nước vỉa cao… trong khi các sản phẩm nâng cao hệ số thu hồi dầu trên thế giới chưa đáp ứng được yêu cầu hoặc số ít sản phẩm có thể sử dụng được nhưng lại có giá thành cao.
Kết quả thử nghiệm công nghiệp thành công tại mỏ Bạch Hổ là tiền đề để VPI tiến tới sản xuất hóa phẩm nâng cao hệ số thu hồi dầu VPI SP ở quy mô công nghiệp, đồng thời mở rộng khả năng ứng dụng hóa phẩm này cho các mỏ dầu khí khác trên thế giới có điều kiện địa chất, công nghệ mỏ và khai thác tương đồng.

Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho biết Hội nghị quốc tế lần thứ V với chủ đề “Địa kỹ thuật vì sự phát triển hạ tầng bền vững” (The 5th International Conference on Geotechnics for Sustainable Infrastructure Development – GEOTEC HANOI 2023) sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia từ ngày 14 – 15/12/2023.  

GEOTEC HANOI 2023 được tổ chức bởi FECON và các đơn vị đồng tổ chức gồm: Viện Dầu khí Việt Nam (VPI), Hội Địa kỹ thuật Nhật Bản (JGS), Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật Công trình Việt Nam (VSSMGE), Trường Đại học Thủy lợi (TLU). Hội nghị sẽ tập trung thảo luận 6 chủ đề trọng tâm: Móng sâu, Hầm và công trình ngầm, Gia cố nền đất, Mô hình số và quan trắc địa kỹ thuật, Sạt lở và xói mòn, và Năng lượng gió ngoài khơi và địa kỹ thuật bờ biển.

Với thông điệp “Địa kỹ thuật vì sự phát triển hạ tầng bền vững”, GEOTEC HANOI 2023 là diễn đàn cập nhật các kết quả nghiên cứu mới nhất, trao đổi, chia sẻ các giải pháp và công nghệ mới về địa kỹ thuật để từ đó nâng cao chất lượng các công trình, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.

TS. Phạm Quý Ngọc – chuyên gia của VPI cho biết, “Năng lượng gió ngoài khơi và địa kỹ thuật đới ven bờ” là chủ đề mới của GEOTEC HANOI 2023 và cũng là chủ đề đang được các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng, dầu khí quan tâm. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (World Bank), với bờ biển dài hơn 3.000 km, Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng gió, đặc biệt là năng lượng ngoài khơi. Việt Nam đã và đang triển khai nhiều dự án phát triển năng lượng gió trên bờ, gần bờ đồng thời khởi động các dự án điện gió ngoài khơi. Công nghệ khảo sát, xử lý số liệu địa kỹ thuật, địa vật lý, thiết kế móng cho công trình điện gió ngoài khơi và đới ven bờ sẽ được các chuyên gia địa kỹ thuật, địa vật lý và các nhà chuyên môn quan tâm, thảo luận, chia sẻ trong Hội nghị này.

Ngành dầu khí Việt Nam có thuận lợi khi phát triển điện gió ngoài khơi nhờ tiềm lực tài chính tốt, khả năng thu xếp vốn thuận lợi với hệ số tín nhiệm cao và có khả năng tiếp cận với các nguồn tài chính xanh, vốn vay lãi suất thấp cũng như các ưu đãi khác của Chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế ủng hộ phát triển năng lượng xanh, sạch. Ngoài ra, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và các đơn vị thành viên có thể phát huy lợi thế về kinh nghiệm và nguồn nhân lực sẵn có trong thiết kế, chế tạo, vận hành công trình biển để tham gia vào chuỗi cung ứng và phát triển các dự án điện gió ngoài khơi.

Theo Ban Tổ chức, GEOTEC HANOI 2023 đến nay đã nhận được trên 290 bài của hơn 800 tác giả và nhóm tác giả đến từ 41 quốc gia trên thế giới. Trong đó, có nhiều chuyên gia, nhà khoa học nổi tiếng của Mỹ, Vương quốc Anh, Đức, Na Uy, Nhật Bản, Hà Lan, Hàn Quốc… Thông tin chi tiết vui lòng tham khảo: https://geotechn.vn/.

 

 

Ngày 27/2/2023, Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) đã trao tặng phần thưởng cho 5 giải Nhất trong chương trình đào tạo với chủ đề “Thanh niên VPI tiên phong trong sáng tạo sản phẩm dữ liệu”.

VPI đã trao tặng 5 máy tính Macbook Air M1 tại vị trí làm việc cho 5 đoàn viên có sản phẩm dữ liệu đạt giải Nhất trong chương trình đào tạo của VPI với chủ đề “Thanh niên VPI tiên phong trong sáng tạo sản phẩm dữ liệu”. Chương trình đào tạo kéo dài hơn 2 tháng đã cung cấp kiến thức về xu hướng phát triển của thị trường phân tích dữ liệu, các nguồn và cấu trúc dữ liệu, các phương pháp và kỹ thuật phân tích dữ liệu; từ đó ứng dụng vào các công việc đang triển khai, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn và lan tỏa nét văn hóa “Tự học hỏi, tự hoàn thiện bản thân”.

Đại diện Ban tổ chức chương trình đào tạo trao phần thưởng 3 đoàn viên đạt giải Nhất tại khu vực Hà Nội gồm Trần Xuân Quý, Nguyễn Thị Thanh, Trần Đăng Tú (từ trái sang phải) 

Đại diện Ban tổ chức chương trình đào tạo trao phần thưởng cho 2 đoàn viên đạt giải Nhất tại tp. Hồ Chí Minh gồm Trương Văn Nhân, Nguyễn Thị Thanh Ngà (từ trái sang phải) 

Các ý tưởng, sản phẩm dữ liệu đạt giải là các phương án, giải pháp sáng tạo hỗ trợ giải quyết những tồn tại, khó khăn trong công việc chuyên môn của các đoàn viên được xây dựng thông qua chương trình đào tạo cùng với sự hướng dẫn, hỗ trợ và góp ý của các chuyên gia VPI (TS. Phan Ngọc Trung, TS. Nguyễn Hồng Minh, TS. Nguyễn Hữu Lương, ThS. Nguyễn Phương Thủy), Bộ phận Phân tích dữ liệu và Bộ phận Nắm thị trường của VPI. Được chọn lọc từ 11 sản phẩm có chất lượng tốt nhất trong chương trình đào tạo, 5 sản phẩm đại giải Nhất sẽ được VPI đầu tư phát triển trong thời gian tới. Cụ thể:

  1. Ứng dụng ngôn ngữ lập trình Python để hiệu chỉnh (normalization) đường Gamma ray (GR) trong địa vật lý giếng khoan (đoàn viên Nguyễn Thị Thanh)

Hiệu chỉnh (normalization) đường gamma ray (GR) trong địa vật lý giếng khoan là rất cần thiết khi có sự khác biệt về dải giá trị hoặc scale của các đường GR do sai số về mặt kỹ thuật của thiết bị đo, sự khác nhau về quá trình hiệu chỉnh ảnh hưởng môi trường giếng lên giá trị đo, đường GR được đo bằng những tool khác nhau, thiết bị của nhiều công ty khác nhau, hoặc các loại thiết bị thay đổi theo thời gian… Tác giả đã ứng dụng ngôn ngữ lập trình Python để tạo công cụ hiệu chỉnh tự động đường GR, áp dụng thử nghiệm cho 9 giếng khoan trong khu vực mỏ Sư Tử Đen, Lô 15-1, bể Cửu Long. Công cụ này giúp cho người minh giải tiết kiệm thời gian khi có thể tiến hành cho nhiều giếng khoan cùng một lúc, thuận tiện hơn trong việc kiểm tra dữ liệu, phát hiện các giá trị dị thường, có thể làm việc linh hoạt hơn trên các nền tảng web mà không cần đến các phần mềm chuyên ngành. Bên cạnh đó, sản phẩm cũng dễ dàng tích hợp thành tool đi kèm hoặc thành các bước chuẩn bị tài liệu cho những công việc với các nền tảng khác. Trong thời gian tới, tác giả sẽ tiếp tục hoàn thiện thêm các tính năng khác của sản phẩm, kết hợp sản phẩm với các nghiên cứu chuyên sâu khác ví dụ log conditioning, chuẩn hóa dữ liệu cho liên kết giếng khoan tự động, minh giải tự động bằng AI/ML…

  1.  Xây dựng công cụ dự báo sản lượng khai thác dầu sử dụng các thuật toán học sâu dựa trên cơ chế chú ý cho đối tượng móng nứt nẻ vòm Trung tâm, mỏ Bạch Hổ (đoàn viên Trần Đăng Tú)

Đối tượng móng có đặc điểm địa chất phức tạp, do đó, người điều hành mỏ đã thực hiện nhiều các phương pháp nhằm duy trì sản lượng khai thác như bơm ép nước, các giải pháp địa kĩ thuật, khoan đan dày… với sự hỗ trợ từ các công cụ truyền thống như: mô phỏng số và phân tích đường cong suy giảm. Tuy nhiên, hiệu quả dự báo khai thác từ các phương pháp này vẫn tồn tại nhiều hạn chế và độ tin cậy chưa cao. Để khắc phục các nhược điểm này, tác giả đã xây dựng công cụ dự báo sử dụng các thuật toán học sâu dựa trên cơ chế chú ý. Kết quả ban đầu khi sử dụng 1 thuật toán dựa trên cơ chế chú ý cho sai số ~10,7%, dự báo sản lượng khai thác dầu dựa trên dữ liệu khai thác trong quá khứ với độ chính xác đạt trên 70%. Việc ứng dụng cơ chế chú ý để đánh trọng số của các dữ liệu đầu vào trước khi đưa vào mô hình học sâu để huấn luyện có thể giúp nâng cao khả năng dự báo và tác giá kì vọng khi thử nghiệm, tối ưu các thuật toán dựa trên cơ chế chú ý có thể cho sai số < 8%.

  1. Chỉ số hydrogen Việt Nam (VN’s Hydrogen Index) (đoàn viên Trương Văn Nhân )

Chỉ số hydrogen Việt Nam (Hydrogen Index) là chỉ số thể hiện khả năng thâm nhập thị trường hydrogen sạch ở Việt Nam. Chỉ số càng lớn thể hiện khả năng thâm nhập thị trường và mức độ phát triển của lĩnh vực hydrogen càng lớn. Đồng thời, cũng thể hiện so sánh khả năng thâm nhập giữa 2 loại hydrogen sạch (Blue và Green hydrogen) để thấy được loại nào được đánh giá tốt hơn tại thời điểm lựa chọn. Thông tin sản phẩm mang lại không chỉ liên quan đến chỉ số hydrogen Việt Nam mà còn một số thông tin cơ bản khác như về thị trường, các dự án hydrogen Việt Nam, LCOH… Sản phẩm này có thể sử dụng cho nhiều khách hàng khác nhau như để tư vấn cho khách hang, nắm bắt được tình hình phát triển lĩnh vực hydrogen sạch ở Việt Nam và hỗ trợ đưa ra quyết định đầu tư lựa chọn đúng loại hydrogen sạch

  1. Tối ưu hóa (trực quan dữ liệu) dữ liệu hiện có tại phòng thí nghiệm; dự đoán xu hướng các thông số thể hiện độ giàu vật chất hữu cơ và mức độ trưởng thành nhiệt (TOC, S2, Tmax, Ro) cho các độ sâu mong muốn (đoàn viên Nguyễn Thị Thanh Ngà)

Giải pháp này hỗ trợ cho lĩnh vực thăm dò trong công tác tự động đọc và phân tích dữ liệu đầu vào; xử lý tự động dữ liệu thô (độ sâu và địa tầng; kết quả phân tích thạch học và các chỉ tiêu địa hóa); dự báo xu hướng các thông số thể hiện độ giàu vật chất hữu cơ và mức độ trưởng thành nhiệt; biểu diễn dữ liệu bằng biểu đồ và hình ảnh mô phỏng thể hiện các thông số cho giếng khoan. Sau khi được xử lý sơ bộ bằng excel, dữ liệu sẽ được xử lý chuyên sâu bằng Python– Jupyter note bằng các thư viện Pandas, Numpy cho việc nạp và xử lý dữ liệu; Pandas_profiling để phân tích khám phá dữ liệu (EDA- Exploratory Data Analysis); Matplotlib, Seaborn nhằm trực quan hóa dữ liệu; xây dựng mô hình dự đoán bằng phương pháp xây dựng mô hình machine learning bằng Scikit-learn, Tensorflow để dự báo kết quả cho khu vực không lấy mẫu phân tích hoặc mẫu bị nhiễm bẩn nặng. Việc phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm kết hợp việc sử dụng mô hình dự đoán để tăng tính chính xác và độ tin cậy trong dự đoán kết quả phân tích mẫu giếng khoan. Sản phẩm hiện đang được nghiên cứu cải thiện chức năng tự động hoá quá trình chọn lọc dữ liệu đầu vào và tối ưu hoá mô hình machine learning tăng độ tin cậy và giá trị sử dụng của mô hình.

  1. Bản đồ hóa các điểm dữ liệu (đoàn viên Trần Xuân Quý)

Hiện nay, công tác phân tích, đánh giá động thái khai thác mỏ chủ yếu sử dụng bảng biểu và dạng hình vẽ đơn giản cho từng giếng khoan, do đó, việc xác định phân bố, xu hướng động thái khu vực gặp khó khăn. Sản phẩm này đã xây dựng được các bản đồ như bản đồ ngập nước (bản đồ độ bão hòa nước); bản đồ lưu lượng khai thác (dạng bọt). Trong thời gian tới, sản phẩm sẽ được bổ sung thêm các thông tin (lưu lượng nước, lưu lượng dầu), tích hợp bản đồ địa chất (fault, contour) để dễ theo dõi và quản lý cũng như nâng cao trải nghiệm người dùng với khả năng thao tác trực tiếp trên bản đồ. Bên cạnh đó, vị trí giếng khoan cũng sẽ tương ứng với vị trí bắt gặp tầng sản phẩm.